Cách Dọn Bàn Thờ Ngày Ông Công Ông Táo Đúng Chuẩn

Người xưa quan niệm rằng ông Táo Quân lên chầu trời khoảng 7 ngày. Đây được xem là một thời điểm quan trọng mà gia chủ phải lo lau dọn bàn thờ và làm lễ bái. Cách dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo cần phải đúng chuẩn, không phạm đại kỵ. Để không mắc phải sai lầm và ngày lễ được diễn ra suôn sẻ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay. 

Bàn thờ gia tiên là nơi để thờ cúng, tượng trưng cho sự tôn nghiêm, kính trọng của con cháu với tổ tiên. Theo tâm linh, việc lau dọn bàn thờ chuẩn bị cho các ngày lễ khấn cuối năm cần tuân thủ quy tắc và chú ý không phạm đại kỵ, sai lầm. 

Cách dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo đúng chuẩn, không mắc sai lầm
Cách dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo đúng chuẩn, không mắc sai lầm

Vào mỗi dịp năm hết Tết đến, các gia đình đều tiến hành dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt chú trọng bàn thờ gia tiên. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết nên lau dọn bàn thờ khi nào cho cần thiết. Nên dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Thời điểm lau dọn (bao sái) bàn thờ ngày ông Công ông Táo phù hợp

Người xưa quan niệm rằng, sau khi gia chủ đã cúng bái, hóa vàng và tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Vị trí bàn thờ 2 ông sẽ trống và là lúc thích hợp để bao sái bàn thờ. Thời điểm này lau dọn bàn thờ sẽ không lo đụng chạm và không làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng. 

Hiện nay, theo một số chuyên gia phong thủy và các nhà tâm linh học lại cho rằng quan niệm trên không chính xác.

Dọn bàn thờ trước ngày ông Công ông Táo một ngày
Dọn bàn thờ trước ngày ông Công ông Táo một ngày

Thực tế, chúng ta nên lau dọn (bao sái) bàn thờ ngày ông Công ông Táo trước 1 ngày thờ cúng. Để bàn thờ được gọn gàng, đầy đủ đồ cúng. Không nhất thiết phải để ông Công ông Táo lên chầu trời rồi mới dọn dẹp. Tốt nhất nên dọn trước ngày ông Công ông Táo 1 ngày để ngày ông Công ông Táo được xong xuôi chỉ làm cơm, mua đồ khấn là có thể thắp hương. 

Cách dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo đúng chuẩn đủ các bước

Khấn cần thỉnh lời xin phép trước khi lau dọn

Khi có ý định sái tịnh bàn thờ, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, phụ nữ đến tháng tuyệt đối không lau dọn bàn thờ. Sau khi người đã sạch, chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên bàn thờ, thắp một nén hương sau đó thông báo tổ tiên và thần linh biết là sẽ lau dọn bàn thờ ngày hôm đó, để mời tổ tiên, thần linh tạm thời lánh xa bàn thờ để để con cháu thực hiện bao sái bàn thờ.

Để thông báo cho tổ tiên, thần linh biết tạm lánh mặt, sau khi đặt đĩa hoa quả và thắp hương. Gia chủ sẽ khấn bài khấn xin phép dọn bàn thờ để thông báo cho tổ tiên biết sắp lau dọn bàn thờ.

Bài khấn để xin phép trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ ( bài khấn dành cho bất cứ khi nào muốn lau dọn bàn thờ) như sau:

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần) 

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật.

Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di đà Phật (lặp lại 3 lần)

Chuẩn bị vật dụng cần thiết để bao sái bàn thờ

Các vật dụng cần thiết để lau dọn bàn thờ gồm có: chối, khăn lau chuyên lau bàn thờ. Nước để lau dọn bàn thờ phải là nước sạch, thêm 5 loại thảo dược là: Quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn. Cần thêm rượu gừng để có thể tẩy uế và làm sạch bàn thờ. 

Sử dụng dung dịch 5 loại thảo dược để lau dọn bàn thờ
Sử dụng dung dịch 5 loại thảo dược để lau dọn bàn thờ

Nếu không muốn pha mất thời gian bạn có thể mua gói thảo dược về để lau dọn bàn thờ. 1 gói thảo dược bạn sẽ pha với 1,5 lít nước, đun sôi rồi để nguội mới lau dọn. Nếu bạn muốn mùi hương của gói hương liệu thơm hơn có thể đun lên lâu hơn để hương thơm lan tỏa hơn. Giá của một gói hương liệu này chỉ khoảng vài chục ngàn.

Bạn nên chuẩn bị thêm một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy để đặt bài vị, nếu có bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì cần để riêng tránh nhầm lẫn. Tuyệt đối không được để lẫn lộn. 

Trình tự lau dọn bàn thờ (theo chiều, hướng nhất định)

Khi bắt tay vào lau dọn bàn thờ, bạn cần phải lau từ trên cao xuống đến dưới thấp. Lau các tượng, khung ảnh cần phải lau sạch bằng khăn mềm đã ngâm dung dịch lau dọn bàn thờ. Hoặc bạn có thể dùng nước gừng muối, hóa chất để tránh làm oxi hóa, xước các bức tượng, bức di ảnh. Khi lau cần hết sức cẩn thận, tránh va chạm có thể làm đổ hay rơi đồ, đó là điều kiêng kỵ.

Khi lau đến bát hương, bạn cần phải hết sức chú ý. Không được xê dịch bát hương, tránh động thổ và có thể làm ảnh hưởng đến gia chủ. Bát hương được coi là biểu tượng cho cõi âm trên nhân gian. Là sợi dây vô hình liên kết cõi dương với cõi âm. Vì thế khi bát hương di chuyển sẽ làm ảnh hưởng đến sợi dây vô hình liên kết đó. Làm ảnh hưởng đến tâm thức, cũng tương tự như sợi dây vô hình liên kết cõi âm với cõi trần.

Nếu trường hợp chẳng may có động chạm đến bát hương, tượng thờ, sau khi lau dọn cần phải sám hối, hoàn nguyên đúng vị trí như ban đầu. Khi sám hối cần phải thành tâm, khẩn cầu để tổ tiên, thần linh chứng giám. Để tránh mang lại những xui xẻo, đen đủi cho gia đình.

Gia chủ thỉnh thoảng khi hương đầy cần tỉa các chân hương. Để nhiều chân hương vì chân hương chỉ là rác, bàn thờ vì thế cũng nhanh bụi, khó vệ sinh hơn nếu để lâu. 

Sau khi đã làm sạch bụi và kê dọn xong các đồ thờ đặt trên bàn thờ, việc cuối cùng là thay bình hoa tươi. Hãy thay hoa cúc, mai, hồng cho ngày tết rực đỏ, vàng mang lại sắc xuân. Hoa héo cần thay ngay để tránh làm ô uế bàn thờ. 

Sau khi đã xong hết thì gia chủ thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh. Mời các cụ về quy tụ. 

Cách tỉa chân hương chuẩn, không phạm kiêng kỵ

Nhiều người nhầm tưởng giữa tỉa chân hương với thay bát hương. Tỉa chân hương ở đây là chỉ thay chân hương chứ không làm xê dịch bát hương. Nhân dịp ông Táo về chầu trời thì thời điểm dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo là thời điểm thích hợp để tỉa chân hương khi bát hương đã quá um tùm nhiều chân hương. Nếu bàn thờ có 2 bát hương thờ tổ tiên và ông Công ông Táo thì nên thay cả 2 cùng lúc.

Tỉa bớt chân hương khi bát hương quá đầy, gây bụi bàn thờ
Tỉa bớt chân hương khi bát hương quá đầy, gây bụi bàn thờ

Thực hiện: Khi bắt đầu thay chân hương, động đến bát hương, gia chủ cần phải xin thần linh và tổ tiên để chuẩn bị tỉa chân hương. Tiến hành rút từng chân hương ra một, để lên chỗ sạch sẽ, cẩn thận tránh để bát hương bị bay nhiều tro ra. Sau khi rút hết ra thì từ từ dùng khăn mềm ẩm lau bát hương. Nếu bát hương làm bằng đồng thì nên lau bằng dung dịch dành cho đồng để tránh bị han rỉ bát hương.

Cuối cùng, chọn lấy 5 hoặc 9 cây chân hương có tàn đẹp để cắm lại vào bát hương. Vậy là đã thực hiện xong việc tỉa chân hương.

Trong quá trình thay chân hương cần phải chú ý: Khi lau bạn cần phải 1 tay giữ bát hương cố định, một tay lau sạch bát hương. Không được làm xê dịch bát hương và phải thật cẩn thận đối với bát hương bằng sứ tránh để nứt vỡ bát hương. 

Các lưu ý quan trọng trong lúc dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo

Khi lau dọn bàn thờ cần phải mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để dọn dẹp phòng được thông thoáng, tránh bụi vào các đồ khác trong phòng. 

Khi lau dọn bàn thờ cần có thêm một chiếc mâm hoặc bàn để trải giấy đỏ hoặc đen để có thể đề bài vị, đồ thờ khi cần thiết. Nếu gia đình nào ngoài thờ tổ tiên còn thờ thần linh khác thì cần phải để riêng 2 chỗ hạ đồ để tránh nhầm lẫn.

Khi sử dụng gói dung dịch để lau dọn bàn thờ cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi trên bao bì để tránh sự cố xảy ra. 

Chú ý thứ tự lau dọn bàn thờ, nếu có bài vị lau bài vị trước rồi đến bát hương, cuối cùng là các đồ cúng khác. Nếu gia đình nào thờ phật, theo đạo phật thì lau dọn bàn thờ phật trước rồi mới đến đồ thờ của gia tiên, thần linh. 

Chổi và khăn lau dọn bàn thờ cần phải dùng riêng, không chung đụng. Tránh sử dụng quá lâu nếu đã bẩn.

Nước lau bàn thờ phải là nước sạch. Sử dụng rượu trắng và gừng ( hoặc dung dịch 5 loại ngũ vị) để lau sạch bàn thờ.

Nếu chân nhang và tro của bát hương quá đầy thì gia chủ có thể bỏ bớt chân hương và tro đi. Tuy nhiên tro được xem là tài lộc, của gia chủ, nếu bỏ đi quá nhiều có thể làm hao tốn tài lộc, vì thế nếu không cần thiết  thì gia chủ chỉ cho đi một ít để tránh tro quá đầy chứ không đổ tro đi nhiều. Chân hương khi bỏ đi cần phải đốt đi sau đó thả sông chứ không đổ ra thùng rác dễ làm mất lộc lá của gia chủ. 

Trên đây là cách dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo đúng chuẩn, không phạm kiêng kỵ để các chị em áp dụng. Nếu còn điều gì chưa biết, bạn có thể tham khảo để tránh mắc phải các điều kiêng kỵ trong lau dọn bàn thờ và thờ cúng tổ tiên. 

Để đón không gian ngày tết thêm tươi mới, ấm cúng, bạn có thể sắm thêm cho gia đình mình những đồ nội thất mới nếu đồ nội thất gia đình đã quá cũ. Mua đồ nội thất tại Nội Thất Lương Sơn để trải nghiệm sắm đồ nội thất giá rẻ trực tiếp tại xưởng. 

Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn

Tôi và các cộng sự đã kết hợp lại thành lập Nội Thất Lương Sơn đánh sâu vào thị trường phân khúc nội thất bình dân, giá rẻ với tiêu chí mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nội thất hiện đại, giá thành phải chăng
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Liên Quan