Cách trồng cây lưỡi hổ hiện được khá nhiều gia đình sử dụng để trang trí nhà cửa. Loài cây này mang nhiều đặc điểm và ý nghĩa phong thủy tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng cây lưỡi hổ và chăm sóc cây chính xác. Để hỗ trợ các bạn, Nội thất Lương Sơn đã tổng hợp tất tần tật những thông tin về cây lưỡi hổ dưới đây.
Sử dụng cây lưỡi hổ để trang trí xung quanh nhà đã không còn xa lạ. Những chạu cây nhỏ xinh hay những dàn cây lưỡi hổ giúp cho không gian nhà bạn trở nên “xanh” hơn và trong lành hơn. Loài cây này không chỉ mang đến ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe cũng như hỗ trợ cân bằng phong thủy cho các căn nhà. Để hiểu rõ hơn về cách trồng cây lưỡi hổ và thông tin thú vị xung quanh loại cây này thì các bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây.
Mục lục nội dung
Sơ lược về cây lưỡi hổ, cách trồng cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có tên hoa khọc là Sansevieria trifasciata. Ở Việt Nam, cây còn có tên gọi khác là cây lưỡi cọp, cây vĩ hổ, lưỡi hùm, lưỡi mẹ vợ hay hổ vĩ mép vàng. Tên tiếng anh của cây lại là Snake plant bởi người phương tây cho rằng lá của cây giống con rắn hơn. Còn ở Trung Quốc, cây được gọi là đuôi cọp, ở Thổ Nhĩ Kỳ thì cây còn được gọi là kiếm Pasha, lưỡi gươm của thánh George.

Lưỡi hổ thuộc họ Măng tây, nguồn gốc từ Nigeria (Châu Phi). Có đến hơn 70 loài lưỡi hổ khác nhau với hình thái, màu sắc có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì dễ bắt gặp nhất là hai dòng lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp. Cách trồng cây lưỡi hổ mỗi loài tương tự như nhau nên bạn có thể nhân giống cây ở khắp mọi nơi.
Đặc điểm chính của cây lưỡi hổ
Thân cây lưỡi hổ là loại thân bụi với những khóm từ nhỏ đến lớn. Mỗi bụi cây có 6 lá trở lên. Cây có thể cao từ 50 cm – 60 cm, có những bụi cây lớn có thể cao hơn và to hơn.
Lá cây lưỡi hổ mọc từ gốc ôm sát nhau để tạo thành các bụi. Lá vươn thẳng lên trời, mọng nước và thuôn nhọn ở phần đầu. Độ dày của lá cây lưỡi hổ từ 0,5 cm. Chiều dài trung bình của lá từ 10 cm đến 45 cm. Phiến đá bề ngang có thể rộng từ 3 cm đến 7 cm. Lá lưỡi hổ không có gân và có viền vàng. Bên trong lá màu xanh, nhẵn bóng, có thể có những sóng ngang vằn đậm nhạt khác nhau như vằn trên mình hổ. Lá khá mềm và rất dễ ngắt, bẻ.
Rễ cây lưỡi hổ là rễ chùm và nông. Loại rễ này bám ở gần mặt đất hoặc có thể trồng thủy sinh trong nước. Hoa lưỡi hổ thường mọc lên từ nách lá và có màu trắng, mọc theo cụm. Quả lưỡi hổ hình tròn.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý rằng lưỡi hổ có độc tính nhẹ. Trẻ em hay chó mèo ăn phải lá cây hoặc nhựa cây sẽ bị tiêu chảy, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc. Những người nhạy cảm hơn có thể bị kích ứng da.
Đặc điểm sinh thái của cây lưỡi hổ
Muốn biết cách trồng cây lưỡi hổ như thế nào thì bạn cần hiểu được đặc điểm sinh thái của cây. Loài cây này ưa bóng, thích nắng nhẹ và có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời đều được. mặc dù là cây thích bóng râm nhưng nếu trồng ở các môi trường khắc nghiệt thì cây vẫn có thể chịu lạnh, chịu hạn khá tốt. Nhiệt độ thích hợp để trồng lưỡi hổ chính là khoảng 16 độ C đến 31 độ C.

Tốc độ sinh trưởng của cây lưỡi hổ ở Việt Nam khá nhanh và khỏe. Loài cây này cực kỳ dễ trồng và không tốn quá nhiều công chăm sóc. Cây được trồng đúng cách sẽ nhanh chóng bám đất và đâm chồi mới. Bụi cây không có quá nhiều thay đổi nhưng với thời gian dài, cây sẽ tạo thêm nhiều khóm, bụi mới.
Tác dụng của việc trồng cây lưỡi hổ
Trước khi học cách trồng cây lưỡi hổ thì bạn cũng cần phải hiểu rõ về tác dụng của loài cây này. Lưỡi hổ không chỉ các ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống mà còn có ý nghĩa phong thủy khá tốt.
Tác dụng trong đời sống
Làm đẹp cho căn nhà
Một trong những ứng dụng đầu tiên không thể bỏ qua của cây lưỡi hổ chính là giúp cho khuôn viên nhà bạn trở nên độc đáo, thẩm mỹ và “xanh” hơn. Cây có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà để giúp không gian them sinh động và hài hòa. Bạn còn có thể trồng cây thủy sinh để trang trí cho bàn làm việc, bàn học.
Thanh lọc không khí
Những môi trường nhiều người hay có nhiều khí thải, độc tố rất cần sử dụng cây lưỡi hổ. Loại cây này có cơ chế hút và làm sạch những khí thải độc hại có trong không khí như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit,… Bên cạnh đó, cây còn có công dụng khử khuẩn trong không khí. Từ đó, hạn chế được các bệnh như sổ mũi, dị ứng, hắt hơi, ho,… Sử dụng cây lưỡi hổ cho những văn phòng làm việc nhiều máy tính cũng sẽ giúp cản các tia bức xạ gây hại đến sức khỏe con người.

Giảm căng thẳng
Nhờ cơ chế hút cacbonic và nhả khí oxy vào ban đêm nên cây lưỡi hổ có thể sử dụng cho cao ốc, văn phòng nhiều người, cho những không gian kín,… Cây sẽ hỗ trợ tạo nên một buồng không khí thanh mát, giảm căng thẳng cho mọi người. Hơn thế, màu sắc xanh mát của cây cũng giúp giảm stress với những người làm việc trong thời gian dài.
Giảm dị ứng da
Nếu bạn đang bị dị ứng ở da hay bị cháy nắng, phồng rộp thì có thể sử dụng lá cây lưỡi hổ bôi lên da để làm dịu da. Phần thịt lá cây lưỡi hổ có tác dụng tương tự như nha đam, sát khuẩn và làm cho da ẩm mịn.
Các bệnh lý khác
Cây lưỡi hổ còn có các công dụng khác như chữa hôi miệng, trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Sử dụng nước ép lá cây lưỡi hổ có thể chữa được đầy hơi, chứng trào ngược dạ dày, giúp giảm nhiệt,… Loài cây này cũng có tác dụng trị hen suyễn.
Sản xuất vật dụng
Tại các quốc gia châu Phi, cây lưỡi hổ được sử dụng để làm gai dầu, làm các loại vật dụng như dây thừng, giỏ,… Bằng cách làm khô lá. Lá cây lưỡi hổ khá dẻo và bền.
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong phong thủy
Như đã nói, trước khi hiểu cách trồng cây lưỡi hổ thì bạn cũng cần biết loài cây này có hợp với mình trong phong thủy hay không. Theo các chuyên gia thì cây lưỡi hổ có thể chống lại ma quỷ, trừ tà và hóa giải những điều không may mắn. Hình dáng cây có đầu nhọn khiến các luồng khí xấu không thể xâm nhập vào nhà. Thế cây thẳng, uy nghi tượng trưng cho cuộc sống vương giả, sung túc, thu hút tài lộc cho gia chủ.

Theo mệnh thì cây lưỡi hổ phù hợp với 4 mệnh là Kim, Mộc, Thủy Hỏa vì màu sắc của cây là xanh và vàng nên phù hợp nhất với mệnh Kim, mệnh Mộc. Do đó, đặt một chậu cây ở bàn làm việc hay đầu giường phòng ngủ sẽ giúp cho cuộc sống và công việc của bạn thuận lợi hơn.
Cách trồng cây lưỡi hổ
Các bước trồng cây lưỡi hổ
Vì là một loài cây dễ sống nên bạn hoàn toàn có thể trồng và nhân giống cây vô cùng dễ dàng, thuận tiện. Từ cây ban đầu, bạn có thể nhân giống lên bằng cách tách từ thân cây mẹ để có những bụi lưỡi hổ mới. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng lá và giâm hom để tạo nên những cây mới từ mép lá.
Bước 1: Chuẩn bị đất
Đất để trồng cây lưỡi hổ phải là loại đất giàu dinh dưỡng. Bạn trộn đất với mùn, vỏ trấu, xơ dừa, rơm mục, phân bón để có một hỗn hợp đất tơi xốp, thích hợp cho cây con. Để tăng hiệu quả khi trồng khi bạn có thể ủ đất trong vòng 2 tuần. Bạn có thể sử dụng các loại thùng xốp hay chậu để trồng cây tùy theo sở thích của mình. Tuy nhiên, lưu ý là kích thước của chậu phải lớn hơn cây con để khi cây phát triển có không gian rộng rãi.
Bước 2: Tách bụi cây lưỡi hổ (Hoặc giâm cành)
Đối với phương pháp tác bụi, người ta sẽ chọn một cây mẹ khỏe mạnh và tách một phần gốc của cây. Phần gốc này phải có cây con từ 2 đến 3 lá trở lên và lá đã phát triển màu xanh đậm. cây con sau khi tách khỏi cây mẹ sẽ được trồng vào chậu. Bạn vun đất lên phủ kín phần gốc của cây và tưới nước. Phương pháp này đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, cây phát triển tốt hơn vào mùa hè nên bạn có thể lựa chọn thời điểm tách bụi vào tháng 7 đến tháng 9.

Cách trồng cây lưỡi hổ còn có phương pháp giâm cành. Cũng từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, bạn chọn lấy vài lá to, xanh đậm. Dùng dao sắc cắt lá đến sát gốc, sau đó tiếp tục cắt lá thành những khúc 6 cm. Các khúc này để ráo và ở môi trường râm mát từ 4 đến 5 tiếng để nước trong lá khô bớt. Tiếp theo, bạn giâm những khúc lá này xuống đất. Chú ý chừa lại ½ lá ở trên đất. Chậu cây lưỡi hổ giâm cành nên đặt ở nơi có nắng nhẹ, nhiệt độ không quá cao để chồi cây mới có thể mọc lên.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Loài cây này có thể sinh trưởng rất mạnh và ít tốn công chăm sóc. Nhưng để có những cây cảnh khỏe mạnh thì bạn cũng cần lưu ý một số điều như sau:
Nước tưới cây
Theo đặc điểm sinh thái thì cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt. Nhưng ngược lại, cây lại chịu nước kém. Nếu để cây ở môi trường ngập úng hay tưới quá nhiều nước thì sẽ dẫn đến hiện tượng thối rễ và chết dần. Lời khuyên trong cách trồng cây lưỡi hổ chính là tưới ít nước, mỗi tuần chỉ nên cung cấp nước một lần và đủ ẩm bề mặt đất. Quá trình tưới cây cũng cần chú ý tưới quanh gốc, không nên làm ướt lá.
Những chậu cây hay khóm lưới hổ ngoài trời có thể tưới từ 2 đến 3 lần mỗi tuần nếu thời tiết mùa hè. Với những cây trồng trong nhà thì số lượng tới ít hơn, một lần mỗi tuần hoặc khi bạn thấy đất quá khô mới nên tưới. Những cây thủy sinh thì thay nước cho cây 1 tuần mỗi lần sẽ thích hợp nhất. Đồng thời, khi trồng cây lưỡi hổ thủy sinh, bạn nên đặt cây sao cho rễ sát mép nước, không nên để cây ngập quá sâu sẽ dẫn đến hỏng thân và lá.
Phân bón cho cây lưỡi hổ
Phân bón cho cây lưỡi hổ là phân hữu cơ. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo dinh dưỡng cho cây thì bạn có thể sử dụng loại phân lâu tan. Bạn chỉ cần bón phân quanh gốc cây, không nên quá gần. Chu kỳ bón phân khoảng 2 tháng mỗi lần. Vì loại cây này không cần quá nhiều dinh dưỡng nên bạn cũng không cần phải bón quá nhiều phân.
Cách trồng cây lưỡi hổ cần chú ý ánh sáng, phân bón, nước,…
Nhiệt độ lý tưởng
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây được trồng và phát triển nhanh là từ 16 độ C đến 28 độ C. Cây vẫn có thể chịu lạnh dưới 15 độ C hoặc nóng lên đến 31 độ C. Nhưng những nơi có nhiệt độ vượt quá hai giới hạn trên thì cây sẽ dễ bị sâu bệnh, yếu và dễ chết. Bạn có thể mang cây trồng trong nhà ra phơi nắng 2 ngày/ lần. Cây trồng ngoài trời thì bạn nên che phủ hoặc trồng them các cây cao để tạo bóng mát cho lưỡi hổ.
Ánh sáng
Theo các chuyên gia, cách trồng cây lưỡi hổ không quá phức tạp bởi cây hoàn toàn có thể thích ứng được với cả ánh sáng và bóng tối. Nếu bạn trồng cây trong nhà, cây vẫn có thể hấp thụ ánh sáng của đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, ánh sáng tự nhiên vẫn tốt hơn cho sự phát triển của cây. Bạn nên ưu tiên đặt cây lưỡi hổ ở gần cửa sổ hoặc mang cây phơi nắng như đã nói ở trên.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây lưỡi hổ khi bị ngập nước sẽ yếu và dễ bị các loài sâu bệnh, ốc sên tấn công. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học hoặc tự chế nước trừ sâu bệnh từ ớt, tỏi để phun, xịt nhẹ nhàng quanh gốc và lá.
Những không gian có thể trang trí bằng cây lưỡi hổ
Vậy là bạn đã biết cách trồng cây lưỡi hổ. sau đây là những không gian mà bạn có thể trưng bày để mang đến tài lộc cũng như hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của cả gia đình.
Không gian phòng khách
Phòng khách là nơi đón tài lộc vào nhà. Vì thế, trưng bày một chậu cây lưỡi hổ ở đây sẽ tăng sinh khí, vượng tài cho gia chủ. Bạn có thể sử dụng một chậu cây lưỡi hổ nhỏ trồng thủy sinh để bàn nhằm tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng, đồng thời thu hút lộc vào nhà. Bên cạnh đó, hãy thử đặt một chậu cây lớn cạnh sofa hay kệ tivi. Đây cũng là cách giúp không gian phòng khách thêm sinh động. Ngoài ra, để xua tan những nguồn năng lượng xấu vào nhà thì bạn có thể để 2 chậu cây lưỡi hổ ở hai bên cửa chính.

Không gian phòng ngủ
Lưỡi hổ là một trong số những loài cây có khả năng hấp thụ CO2 và nhả ra khí Oxy vào ban đêm nên có thể sử dụng cho phòng ngủ. Đặt một chậu cây ở góc phòng có thể giúp bạn có thêm oxy khiến giấc ngủ ngon hơn. Đồng thời, đây cũng là loại cây thanh tẩy không khí, làm sạch những khí độc như oxit nitơ, nicotine, formaldehyde,… Vì thế, chỉ cần sử dụng một chậu cây có kích thước vừa phải đặt trên cửa sổ hay cạnh giường ngủ cũng sẽ giúp căn phòng của bạn sạch và thoáng, giảm hẳn mùi khó chịu.
Không gian phòng tắm
Ngoài hai không gian trên thì bạn đã biết cách trồng cây lưỡi hổ trong phòng tắm chưa? Là loài cây ưa mát nên cây lưỡi hổ có thể sử dụng để tăng tính thẩm mỹ cho phòng tắm. Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng của phòng tắm khá phù hợp với cây. Bạn chỉ cần đặt một chậu cây nhỏ ở cửa là có thể hút được hơi ẩm cũng như các khí độc trong nhà tắm. Tuy vậy, để cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt thì bạn cần phải lau khô lá và kiểm tra, diệt sâu hại cho cây.
Không gian phòng làm việc
Phòng làm việc cũng là một nơi mà bạn có thể sử dụng cây lưỡi hổ để giúp công việc và sự nghiệp hanh thông, thuận lợi. Bạn nên đặt lên bàn làm việc của mình một chậu cây lưỡi hổ có kích thước nhỏ. Cây lưỡi hổ còn có thể hút được những tia tử ngoại từ máy tính, giúp cho bạn tập trung làm việc tốt hơn. Đối với phòng ban nhiều người thì việc để chậu cây lưỡi hổ ở trước cửa cũng giúp bầu không khí thoải mái hơn.

Không gian sân vườn
Sân vườn cũng khá thích hợp để đặt những chậu cây hay khóm cây lưỡi hổ. Với lá dài, nhọn tương tự như thanh kiếm thì trồng cây ở tường và hàng rào giúp trừ tà, xua tan các luồng khí xấu và những yếu tố âm quanh quẩn bên ngoài nhà bạn. Bên cạnh đó, cách trồng cây lưỡi hổ cũng khá đơn giản nên bạn có thể làm những chậu treo trước cửa để tăng sinh khí.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến cách trồng cây lưỡi hổ và cách chăm sóc cây cũng như bố trí cây theo phong thủy. Bạn có thể tự trồng và sử dụng cây lưỡi hổ để trang trí cho những căn phòng của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình thiết kế nội thất, bạn có thể liên hệ ngay đến Nội thất Lương Sơn. Lương Sơn tự hào là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối nội thất uy tín hàng đầu miền bắc!
Nội thất Lương Sơn – nhà sản xuất và thi công nội thất chuyên nghiệp
Mua nội thất giá rẻ: noithatluongson.vn