Tìm hiểu ý nghĩa và lưu ý trong tục lệ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo là một trong những tập tục được duy trì trước mỗi dịp Tết cổ truyền. Ông Táo chầu trời mang ý nghĩa cực kỳ linh thiêng nên chuẩn bị cho buổi lễ này cũng cực kỳ quan trọng và có nhiều điều cần lưu ý. Cùng tìm hiểu ngay về tục lệ này nhé!

Theo dân gian Việt Nam, ông Táo sẽ là người lên chầu trời vào mỗi 23 tháng Chạp để báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt xấu trong gia đình mỗi năm. Cúng ông Công ông Táo chính là lễ để tiễn ông Táo về trời. Tục lệ này được tổ chức mỗi nơi mỗi khác nhưng tính chất thì không thay đổi. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về lễ cúng ông Táo thì đừng bỏ qua thông tin của Nội thất Lương Sơn nhé!

Sự tích ông Công ông Táo

Trước hết, bạn cần biết ông Táo là vị thần nào trong nhà. Theo Lão giáo Trung Quốc thì thần Táo Quân bao gồm ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Nhưng theo nguồn gốc của dân gian Việt Nam thì có một sự tích liên quan đến Táo Quân gồm 2 ông và 1 bà, bao gồm: thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Mặc dù có ba thần nhưng người Việt lại quen gọi chung là ông Công ông Táo.

Sự tích ông Công ông Táo theo dân gian Việt Nam
Sự tích ông Công ông Táo theo dân gian Việt Nam

Theo sự tích thì có hai vợ chồng và Thị Nhi và Trọng Cao chung sống với nhau mặn nồng và êm ấm. Nhưng do lâu dài không có con nên Trọng Cao dần dần thay đổi tính nết, dằn vặt vợ. Một hôm, Trọng Cao đuổi vợ ra khỏi nhà. Thị Nhi đến một nơi khác và gặp Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau và kết thành chồng vợ.

Về phần Trọng Cao sau khi đuổi vợ đi thì nhớ mãi và ân hận nên đã đi tìm vợ. Đi mãi trên đường đến khi hết tiền hết gạo thì Trọng Cao phải ăn xin. Một hôm, Trọng Cao đến xin đúng nhà Thị Nhi. Nhận ra người chồng cũ, Thị Nhi mời vào nhà nấu cơm cho Cao. Nhưng lúc ấy, Phạm Lang lại không ở nhà. Đến khi Lang về, Thị Nhi sợ chồng hiểu nhầm nên đã giấu Trọng Cao dưới đống rạ.

Đêm ấy, chẳng may Phạm Lang lại đốt rạ để lấy tro bón ruộng. Thị Nhi hốt hoảng lao vào đống lửa để cứu Cao. Phạm Lạng thấy Nhi nhảy vào cũng nhảy vào theo. Kết quả là cả ba người đều chết. Vì sống có tình có nghĩa nên Ngọc Hoàng động lòng ban cho cả ba người thành vua bếp. Người chồng mới thì làm Thổ Công coi việc bếp núc, người vợ Thổ Kỳ trông coi chợ búa, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi nhà cửa.

Ông Công ông Táo là những vị thần cai quản mọi mặt đời sống
Ông Công ông Táo là những vị thần cai quản mọi mặt đời sống

Ba vị thần này ở trong nhà ghi lại hạnh phúc, may mắn, họa của gia chủ cũng như ngăn chặn quỷ dữ vào nhà, giúp cuộc sống gia đình bình yên. Hàng năm ông Công ông Táo sẽ lên Thiên định chầu Ngọc Hoàng và báo cáo lại những điều ghi chép được trong năm qua để Ngọc Hoàng quyết định thưởng phạt cho gia chủ.

Ý nghĩa của phong tục cúng ông Công ông Táo

Vào mỗi ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt sẽ làm một lễ cúng ông Táo để giúp ông Táo thuận lợi về trời. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh là mong muốn ông Táo báo cáo những điều tốt đẹp, giúp gia đình gặp may trong năm mới mà lễ cúng này cũng bắt đầu báo hiệu cho không khí Tết đang đến gần. Hơn thế, ba vị thần Táo Quân cũng đã giúp gia chủ giữ gìn sự bình yên, định đoạt phước, đức, cát lợi của cả gia đình nên mỗi gia đình đều mong muốn làm lễ thật long trọng để thần có thể “phù hộ” gia đình vào năm sau.

Ông Công ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng cuối năm
Ông Công ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng cuối năm

Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Để có một lễ cúng đúng cách thì trước hết bạn cần phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ gồm có bộ áo táo quân bao gồm mũ, giày, áo. Một số nơi có thể đơn giản hơn với ba chiếc mũ. Bên cạnh đó, không thể thiếu thực phẩm như xôi, gà luộc, bánh, trái cây, nước trà, vàng mã,… Đặc biệt nhất, cần có một con cá chép đi theo để lễ cúng được trọn vẹn. Theo quan niệm của người Việt thì cá chép hóa rồng sẽ mang đến kết quả tốt đẹp và thăng tiến.

Ngoài ra, cần chuẩn bị một bài văn cúng chỉnh chu để tiễn Táo Quân về trời. Văn cúng phải đầy đủ, không được qua loa và thể hiện sự thành tâm của gia chủ.

Cúng ông Công ông Táo đầy đủ lễ và cá chép
Cúng ông Công ông Táo đầy đủ lễ và cá chép

Sau lễ cúng thì bạn có thể phóng sinh cá chép ở ao hồ gần nhất. Trường hợp không sử dụng cá sống, bạn có thể mua cá chép giấy và đốt cùng với vàng mã. Tuy nhiên, phóng sinh là một công việc mang ý nghĩa tốt nên bạn vẫn nên mua cá và phóng sinh đúng cách.

Cuối cùng, trong thời gian ông Công ông Táo lên chầu trời, bạn có thể tiến hành dọn dẹp bàn thờ và thay thế trang thiết bị, nội thất trong nhà để có không gian sống tiện nghi và đẹp hơn trong năm mới.

Vậy là bạn đã được biết về sự tích ông Công ông Táo cũng như những lưu ý trong quá trình làm lễ cúng. Để có một cái Tết trọn vẹn, đừng quên sắm sửa và thay đổi nội thất để có căn nhà mới đón thần Táo Quân ngày 30 tết nhé. Bạn có thể liên hệ đến các đơn vị cung cấp nội thất tại Việt Nam ngay từ hôm nay để được tham khảo sản phẩm! Chúc các bạn thành công!

Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội

Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn

Tôi và các cộng sự đã kết hợp lại thành lập Nội Thất Lương Sơn đánh sâu vào thị trường phân khúc nội thất bình dân, giá rẻ với tiêu chí mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nội thất hiện đại, giá thành phải chăng
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin Liên Quan