Cao su là một loại cây có giá trị cao về nhiều mặt. Trong đó, thân gỗ cao su cũng là một vật liệu ứng dụng rộng rãi trong thiết kế và sản xuất nội thất. Nội thất Lương Sơn sẽ giúp các bạn hiểu thêm về vật liệu này để có thể chọn mua được sản phẩm nội thất chất lượng bằng gỗ cây cao su.
Từ khá lâu, cây cao su được biết đến như là một loài cây chuyên để lấy nhựa làm ra các vật dụng có tính đàn hồi. Tuy nhiên, trên thực tế, gỗ cao su cũng thường xuyên được sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm nội thất chắc chắn, độ bền cao, ổn định,… Chất lượng sản phẩm từ gỗ cây cao su được đánh giá tốt về cả tuổi thọ và thẩm mỹ. Với những chia sẻ dưới đây, hi vọng các bạn có thể hiểu rõ cũng như chọn được sản phẩm nội thất tốt nhất từ gỗ cây cao su.
Mục lục nội dung
Tìm hiểu chung về cây cao su
Cao su là một loại cây thân gỗ có mặt ở vùng nhiệt đới xích đạo, nguồn gốc của cây ở vùng Amazon. Cao su có tên gọi khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ đại kích (Euphorbiaceae). Hiện nay, cây cao su thường được trồng trong các đồn điền.

Là loài cây có thể lấy nhựa và sử dụng được cả thân làm gỗ cao su, cây được trồng khá nhiều ở Việt Nam. Vào năm 1987, cây cao su đã được bác sỹ Yersin trồng thành công tại Nha Trang, từ đó bắt đầu phát triển ở nhiều tỉnh khác. Trong đó, vùng trồng nhiều nhất là Đông Nam Bộ, tại các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và đạt diện tích lớn nhất ở vùng Tây Nguyên như Kon Tum, DakLak, Pleiku,…
Đặc điểm sinh thái của cây cao su
Cây cao su thích hợp sinh trưởng trong môi trường nhiệt đới, với kiểu khí hậu nóng ẩm. Đất trồng cao su phải là loại đất có tầng sâu hơn 1,5m và không bị ngập nước, không đụng đá bàn. Đất cao trên 600m so với mực nước biển và có độ pH từ 4.5 – 5.5 là thích hợp nhất để trồng cao su. Cao su ưa nắng, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp từ 10 đến 15 độ C và nhiệt độ trung bình năm từ 23 đến 30 độ C. Loại cây này cũng không cần nhiều nước vì sẽ có sâu bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Thân cây gỗ cao su khá thẳng và vươn cao, trung bình cao trên 20m và có thể cao đến hơn 50m nếu mọc hoang. Tuy nhiên nếu có gió mạnh thì cây có thể bị gãy đổ do thân gỗ giòn. Cây phân cành khi cao từ 2m đến 3m, tán lá rộng, có tán đến 5m. Lá cao su là lá chét có thêm 3 lá chét, mọc thành từng tầng và mọc cách. Lá có thể rụng qua mùa đông. Rễ cây cao su có cả rễ cọc và rễ bàng nhằm hút nước, chất dinh dưỡng và chống ngã đổ thân. Đặc biệt tán lá rộng như thế nào thì rễ cũng rộng tương đương.

Hoa cung cấp đơn tính, hình chùm và mọc ở đầu cành sau khi thay lá. Quả có hình tròn, hơi dẹt và có ba ngăn. Dầu trong hạt cao su khá cao nên có thể giao trồng trong thời gian ngắn. Nhựa cây cao su màu trắng hoặc vàng, mạch nhựa khá rồi dào phía sau lớp vỏ nâu.
Lịch sử gỗ cao su
Gỗ là chất liệu chính thường được khai thác để sản xuất đồ nội thất và sử dụng trong xây dựng. Tuy nhiên, việc sử dụng gỗ trước thế kỷ 20 vẫn có quy mô nhỏ và chỉ phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Những phương pháp xử lý gỗ hóa học có thể chống lại được mối mọt tấn công, giúp gỗ bền bỉ hơn và ít bị cong vênh. Nhờ đó, cây cao su với sức chống chịu kém giữa thời tiết, dễ bị mục nát và bị sâu mọt gặm nhấm không còn bị đốt bỏ mà được sản xuất thành nguyên liệu để sản xuất nội thất.
Sau khi trồng cao su và lấy mủ trong vòng từ 25 đến 30 năm, người ta sẽ chặt cây để trồng cây mới. Những cây chặt đi có thể được tái tạo thành loại gỗ cung cấp ghép thanh cực kỳ hữu ích và bền bỉ. Tại Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, gỗ cây cao su ghép thanh cũng được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất. Hơn thế, sử dụng gỗ cây cao su cũng giúp thay thế một số loại cây gỗ sắp tuyệt chủng.
Đặc điểm của gỗ cao su ghép thanh
Gỗ được khai thác từ cây cao su có vân thẳng, màu sắc nhẹ nhàng và dễ nhuộm màu. Thớ gỗ dày và ít co ngót. Người ta có thể xẻ gỗ thành ván hoặc chưa thành thanh gỗ tròn. Với cách cắt xẻ, ghép sấy cũng như ngâm tẩm hóa chất trong quy trình đặc biệt, người ta có thể xử lý được vấn đề mối mọt, độ ẩm cũng như sâu bệnh trong gỗ. Từ đó, cho phép gỗ được dùng để ghép với nhau thành các thanh hoặc tấm lớn để sản xuất và sử dụng.

Hơn thế, loại gỗ này có giá thành không quá đắt đỏ, phù hợp với tiêu chí bảo vệ môi trường cũng như khả năng kinh tế của các gia đình Việt.
Các kiểu ghép của gỗ cao su
Như đã giới thiệu, việc ghép gỗ cây cao su cho phép tạo ta một chất liệu bền bỉ, ổn định, hạn chế biến dạng, cong vênh, mối mọt. Hơn nữa, ván gỗ cũng sẽ đạt được tính thẩm mỹ cao, có màu sắc và vân gỗ đẹp mắt. Có ba kiểu ghép thường được sử dụng đó là ghép song song, ghép cạnh và ghép mặt. Cụ thể:
Ghép song song
Các ván gỗ sẽ được xếp với nhiều dài tương đối đồng đều và gắn kết với nhau. Kiểu ghép này không hạn chế về chiều rộng. Màu sắc gỗ trên tấm ván cũng có thể thay đổi tùy theo màu sắc tự nhiên của gỗ lúc khi thác.
Ghép gỗ mặt
Kiểu ghép mặt hay còn gọi là ghép đầu, ghép finger là cách ghép mà ở đó, hai đầu của một thành gỗ sẽ được cắt hình răng cưa và nối với nhau. Với cách ghép này, các thanh gỗ thường có bề rộng bằng nhau và được cắt thành những đoạn ngắn. Sau khi ghép đầu thì người ta lại dùng những thành dài để ghép song song với nhau thành ván lớn. Bề mặt tấm ván sau khi ghép sẽ có nhiều hình răng cưa độc đáo.
Ghép cạnh
Kiểu ghép này tương tự như ghép mặt, những thanh gỗ cây cao su sẽ được xẻ răng lược ở hai đầu và ghép lại với nhau. Sau đó lại sử dụng kỹ thuật ghép song song để gắn kết các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau.
Quy trình xử lý và sản xuất gỗ cao su ghép thanh
Bước 1: Khai thác và sơ chế
Người ta sẽ chọn cây cao su có độ tuổi từ 30 năm trở lên, đã không còn khai thác được mủ để lấy gỗ. Cây sau khi được đốn hạ, loại bỏ bớt cành lá sẽ được đưa về nhà máy và cưa xẻ thành các thanh nhỏ. Từ đây, gỗ bắt đầu được ngâm tẩm trong những bồn hóa chất lớn có tác dụng làm nổi bật màu gỗ, ngăn chặn sự tấn công của mối mọt.
Sau một thời gian ngâm hóa chất thích hợp, thanh gỗ sẽ được vớt ra và đưa vào lò sấy. Độ ẩm thích hợp của loại gỗ này là 12%. Người ta sẽ tiến hành kiểm tra độ ẩm tiêu chuẩn và bắt đầu công đoạn tiếp theo hoặc xuất khẩu.
Bước 2: Sản xuất gỗ cao su ghép thanh
Thanh gỗ đã sấy xong sẽ được đem đi bào nhẵn mịn bề mặt. Tiếp theo là đến công đoạn cắt những mắt xấu và đo đạc, cắt theo kích thước yêu cầu. Gỗ vụn có thể làm ván ép, còn những thanh gỗ nguyên và đẹp được tiếp tục sản xuất. Những thanh gỗ này sẽ đi qua máy đánh đầu để cắt hình răng cưa và nối đầu với nhau bằng keo chuyên dụng để có kích thước tiêu chuẩn.

Trong quá trình tạo hình và ghép gỗ, người ta phải được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ để chắc chắn gỗ có tính liên kết, ổn định và không bị nứt, vỡ, hở. Máy ép chân không cũng được sản xuất để các thanh gỗ được ghép sát với nhau. Với quy trình hiện đại, gỗ cung cấp ghép thanh có độ dày tương đối lớn, cứng không thua kém các loại gỗ cứng và màu sắc gỗ khá đẹp. Đồng thời, gỗ cũng có thể chịu được độ ẩm và chống mối mọt tốt.
Bước 3: Hoàn thiện
Sau khi có những tấm gỗ lớn, người ta sẽ tiến hành cắt và mài một lần cuối để có ván gỗ với kích thước mong muốn và bề mặt phẳng, nhẵn, an toàn.
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ cao su ghép thanh
Ưu điểm
Nhìn chung, gỗ cây cao su ghép thanh được khá nhiều người dùng đánh giá cao và các đơn vị sản xuất nội thất sử dụng. Đầu tiên, về độ cứng, loại gỗ này sau khi được chế biến hoàn thành sẽ tương được với các loại gỗ cứng thông thường. Độ bền của gỗ cũng tăng lên đáng kể. Gỗ có thể chịu được tác động của ngoại lực và thời tiết.
Gỗ có tính đàn hồi tự nhiên, khá dẻo dai và dễ dàng gia công. Nhờ đó, khi cắt gọt để sản xuất nội thất sẽ hạn chế được tình trạng sứt mẻ. Đồng thời, nội thất cần uốn cong, tạo hình tròn, bầu dục cũng không bị gãy, nứt.
Bề mặt gỗ khá mịn, mềm mại nên mang đến cho người dùng cảm giác cực kỳ thoải mái. Mùi hương của gỗ rất nhạt và dễ chịu, khiến không gian sống luôn trong lành. Gỗ cháy cũng không có các chất độc hại được sản sinh ra nên có thể thấy rất thân thiện với môi trường và con người.
Gỗ không ngậm nước, khả năng chống nước và chống cháy khá tốt nên các sản phẩm nội thất từ gỗ cao su thường có tuổi thọ khá cao.

Màu sắc tự nhiên của gỗ đa dạng với những thớ gỗ ánh vàng, nâu, xám cực kỳ bắt mắt. Vân gỗ thẳng, mịn độc đáo nên có thể sản xuất được những nội thất từ bình dân đến sang trọng. Hơn thế, gỗ cũng bám sơn khá tốt nên có thể thay đổi màu sắc theo ý của người dùng.
Gỗ dễ dàng bảo quản và vệ sinh, có thể sản xuất trong nước nên giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của các gia đình Việt.
Nhược điểm
Một ván gỗ cao su có màu sắc không đồng nhất vì được ghép từ những thanh gỗ nhỏ. Vì thế, sản phẩm làm từ loại gỗ này sẽ không đạt được tính sang trọng bằng gỗ tự nhiên nguyên khối. Một số ván gỗ còn thấy được mắt gỗ nên giảm đi tính thẩm mỹ ở không gian sang trọng. Độ bền của gỗ nằm ở mức trung bình, không quá cao nên khi sử dụng cần hết sức chú ý vấn đề bảo quản.
Ứng dụng của gỗ cao su trong ngành thiết kế nội thất
Xu hướng sử dụng gỗ cây cao su trong việc thiết kế và sản xuất nội thất ngày càng phổ biến. Những nhược điểm của gỗ có thể được bỏ qua bới giá thành rõ ràng rất rẻ so với các loại gỗ cứng khác. Ứng dụng chủ yếu của nội thất gỗ cây cao su chủ yếu ở trong nhà như phòng bếp, phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc và không thích hợp dùng ở ngoài trời. Bởi thời tiết mưa năng tác động sẽ khiến gỗ bị mục và nhanh chóng rửa trôi hóa chất chống mối mọt.
Một số gợi ý nội thất từ gỗ cao su mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
Nội thất phòng khách
Một mẫu bàn trà từ gỗ ghép cao su chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua. Màu sắc hiện đại, nhẹ nhàng và tự nhiên giúp sản phẩm hài hòa với các thiết bị cũng như bộ ghế sofa. Hơn thế, kiểu dáng nhỏ gọn, tinh tế của mẫu bàn này khá thích hợp để làm điểm nhấn trang trí của phòng khách. Một sản phẩm có độ bền tương đối cao và giá thành rẻ như thế này sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể.

Bên cạnh bàn trà là kệ tủ tivi. Gỗ ghép cao su tăng thêm sự trẻ trung cho phòng khách nhà bạn với màu sắc bắt mắt. Thiết kế của tủ kệ với nhiều ngăn kéo và hộc chứa đồ giúp bạn tăng thêm diện tích lưu trữ, làm gọn phòng khách.

Nội thất phòng ngủ
Những mẫu tủ quần áo bằng gỗ cao su chưa bao giờ lỗi mốt bởi thiết kế hiện đại và tinh tế. Tủ quần áo có thể sở hữu hai hay nhiều buồng vẫn mang đến cảm giác dễ chịu và hài hòa. Trong một không gian đề cao tự nghỉ ngơi và tĩnh lặng thì màu sắc cũng như thiết kế đơn giản của mẫu tủ quần áo này sẽ giúp bạn thư giãn nhất.

Ngoài ra, với một chiếc kệ sách xinh xắn làm từ gỗ ghép cao su, bạn cũng có thể đọc sách hay trang trí phòng ngủ của mình thêm sinh động.

Nội thất văn phòng
Gỗ tự nhiên nói chung và gỗ cao su nói riêng thường được sử dụng để sản xuất nội thất văn phòng như bàn, tủ kệ,… Trong đó, những mẫu bàn bằng chất liệu gỗ này luôn mịn, mềm mại nên tạo không gian dễ chịu và tập trung cho người dùng. Thiết kế bàn theo tiêu chuẩn với màu sắc nhã nhặn giúp văn phòng của bạn trở nên sáng sủa và bắt mắt hơn.

Bên cạnh đó, các mẫu tủ hồ sơ, giá sách làm từ gỗ ghép cao su cũng chinh phục được người dùng bởi độ bền, chống cháy và chống thấm hiệu quả.

Với những thông tin chi tiết về gỗ cao su trên đây, hẳn các bạn đã hiểu thêm về tính chất cũng như công dụng của loại gỗ này. Để sở hữu sản phẩm tốt nhất, bạn hãy tìm đến những đơn vị sản xuất nội thất uy tín để chọn mua sản phẩm nhé!
Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn