Với nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt thì gỗ công nghiệp được ưu tiên sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Gỗ công nghiệp HDF cũng là một trong số đó. Ngày nay, tại những ngành như xây dựng, nội thất,… chúng ta đều có thể bắt gặp rất nhiều sản phẩm hiện đại, độc đáo được làm từ gỗ công nghiệp HDF. Vậy gỗ công nghiệp HDF có đặc điểm gì? Ứng dụng của vật liệu này như thế nào? Đừng bỏ qua 7 điều thú vị về gỗ HDF mà Nội thất Lương Sơn tổng hợp ngay sau đây nhé!
Mục lục nội dung
- Lịch sử của gỗ công nghiệp
- Khái niệm gỗ HDF
- Quy trình sản xuất gỗ HDF
- Phân loại gỗ công nghiệp HDF
- Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF
- Phân biệt gỗ HDF với gỗ công nghiệp MDF và MFC
- Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF
- Gợi ý cách chọn đúng loại gỗ công nghiệp HDF
- Cách bảo quản gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp HDF
- Giá cả của gỗ HDF
Lịch sử của gỗ công nghiệp
Từ năm 1960, tại nước Mỹ, người ta đã phát triển quy trình kỹ thuật tạo ra hardboard – tấm carton cứng. Đây là một phát minh rất tình cờ của ông William Mason – bạn thân của Thomas Edison. Trước đó, vào năm 1925, ông William Mason đã dùng những mạt cưa bị loại bỏ sau quá trình cắt gỗ để nén và ép. Tuy nhiên, điều “may mắn” là ông lại quên tắt thiết bị và máy đã cho ra một tấm gỗ cứng. Đó chính là tấm Hardboard đầu tiên.
Từ phát minh đó, người ta dần phát triển và hoàn thiện quy trình nén ép gỗ công nghiệp. Sau này, tùy vào nguyên liệu gỗ và những chất phụ gia đi kèm, gỗ công nghiệp được nén ra có chất lượng khác nhau. Đồng thời, gỗ công nghiệp cũng được phân loại dần thành Plywood, MDF. MFC, HDF,…
Khái niệm gỗ HDF
Gỗ công nghiệp HDF là viết tắt của chữ High Density Fiberboard, nghĩa là gỗ sợi mật độ cao. Thành phần chính của một tấm HDF là gỗ tự nhiên, chiếm đến 85% tấm gỗ. Kết hợp với các chất phụ gia, chất kết dính, keo trộn, chất chống mối mọt, chống nấm mốc, bột độn vô cơ,… qua một quá trình xử lý chi tiết, gỗ sẽ được nén để tạo ra những tấm ván có chất lượng cao.

Đặc điểm của gỗ công nghiệp HDF là lõi gỗ trắng hoặc có thể có màu xanh. Chất lượng của lõi gỗ không hề ảnh hưởng và cũng không phụ thuộc vào màu sắc. Gỗ công nghiệp HDF được chế tạo ra phải theo tiêu chuẩn E1 (hoặc E2), không có hại với người dùng và lõi gỗ cứng, nguồn gốc từ thiên nhiên.
Quy trình sản xuất gỗ HDF
– Gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch được đem đi luộc ở nhiệt độ khoảng từ 1.000 độ C – 2.000 độ C. Trải qua quá trình luộc, gỗ được đem đi sấy khô bằng dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm loại bỏ nhựa và nước.
– Sau đó, gỗ được nghiền nhỏ thành bột mịn. Để tăng độ cứng và bền cho gỗ, chất phụ gia được trộn và kết hợp vào thành một hỗn hợp.
– Tất cả được nén ép với chất kết dính ở áp suất cao 850 – 870g/ cm2 để tạo thành thành phẩm là cốt gỗ HDF.
– Tiếp theo, gỗ sẽ được xử lý bề mặt để có độ nhẵn, mịn. Tùy theo kích thước gỗ tiêu chuẩn mà độ dày và chiều dài, chiều rộng của gỗ sẽ được qua công đoạn cắt gọt phù hợp.
– Cuối cùng là bước phủ melamine cho bề mặt gỗ. Lớp phủ này từ melamine Resin và sợi thủy tinh nên cho gỗ công nghiệp HDF có mặt sáng bóng, màu sắc vân gỗ ổn định, chống thấm hiệu quả.
Phân loại gỗ công nghiệp HDF
Dựa trên tính chất của gỗ, người ta chia gỗ công nghiệp HDF thành hai loại là Gỗ HDF siêu chống ẩm và gỗ Black siêu chống ẩm. Cụ thể:
Gỗ HDF siêu chống ẩm
Cấu tạo của HDF siêu chống thấm cũng tương tự như những tấm HDF thường. Tuy nhiên, bên trong của có thể nhồi thêm bông thủy tinh có khả năng cách âm hoặc giấy Honeycomb. Đặc tính của loại gỗ này lại có thể chống chọi lại mưa, ẩm, nấm mốc và kháng được nước thấm vào gỗ lâu hơn. Gỗ không cần dán nẹp nhưng vẫn bền bỉ và ổn định, chắc chắn. Nhờ vậy, gỗ được dùng trong thiết kế cửa, bếp, nhà vệ sinh,…
Black HDF siêu chống ẩm
Cấu tạo của gỗ Black HDF siêu chống ẩm tương tự như gỗ HDF chống ẩm. Gỗ có màu đen và được nén với cường độ cực lớn. Cũng vì thế, đặc tính chống thấm của loại gỗ này hơn hẳn các loại gỗ công nghiệp khác. Gỗ cũng không cần dán nẹp nhưng vẫn luôn chắc chắn và bền bỉ.

Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF
Ưu điểm
– Gỗ HDF có cả năng chống trầy xước tốt hơn nhiều so với các loại gỗ tự nhiên. Bề mặt gỗ thường được phủ thêm một lớp melamine hoặc laminate nên có độ nhẵn mịn, bảo vệ được gỗ luôn bóng và mới.
– Gỗ chống ẩm tuyệt vời nhờ được luộc và sấy khô sau đó qua một quá trình nén ép loại bỏ độ ẩm trong gỗ và cân bằng với không khí
– Độ cứng của gỗ công nghiệp HDF khá cao, gỗ chịu được tác động từ ngoại lực cũng như chịu được tải trọng lớn.
– Gỗ chống mối mọt, cong vênh và chịu được mọi tác động từ môi trường.
– Gỗ cách âm tốt hơn hẳn gỗ tự nhiên
– Tính cách nhiệt của gỗ cũng đã được chứng minh tốt hơn nhiều loại gỗ thông thường.
– Màu sắc gỗ công nghiệp HDF đồng nhất và có thể tùy chọn thay đổi màu theo nhu cầu của người dùng, kể cả giả màu vân gỗ tự nhiên.
– Sử dụng gỗ HDF sẽ cho sản phẩm có tuổi thọ cao, ít khi bị lung lay, nứt gãy vì khả năng bắt ốc vít khá tốt, ít bị co ngót hay giãn nở.
– Gỗ thân thiện với môi trường nhờ được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên và các thành phần trong gỗ cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
– Ván gỗ HDF rất dễ vệ sinh và bảo quản.
– Sản phẩm dễ gia công và ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, nội thất,…
Nhược điểm
– Trong các loại gỗ công nghiệp thì HDF là loại có giá cao nhất
– Để phân biệt các loại gỗ công nghiệp HDF bằng mắt thường khá khó
– Khó chế tác được hoa văn và chỉ thi công được ở dạng phẳng, không làm panel được.
Phân biệt gỗ HDF với gỗ công nghiệp MDF và MFC
HDF là loại gỗ cao cấp nhất trong 3 loại là MDF, MFC và HDF. Vì vậy, các bạn cần phải chú ý đến những điểm sau để phân biệt được 3 loại gỗ này trước khi mua.
Về thành phần
– Thành phần của gỗ HDF là bột gỗ tự nhiên với mật độ dày, đến 85%. Vì thế, khi quan sát một khối gỗ, bạn sẽ thất bề mặt rất mịn, không có khe rỗng.
– Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard được làm từ sợi gỗ có mật độ trung bình. Nguyên liệu chính của gỗ MDF là gỗ vụn, nhánh cây để tạo ra sợi gỗ, các chất kết dính, keo, hóa chất,…
– Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard), được làm từ gỗ dăm của các loại gỗ rừng trồng (keo, cao su, bạch đàn,…). Qua quá trình xử lý, ván ép MFC cũng có mật độ gỗ cao, mịn, phẳng nhưng không được mượt mà bằng gỗ HDF.
Về quy trình sản xuất
Mỗi loại gỗ lại có một quy trình sản xuất khác nhau. Như các bạn đã biết, gỗ HDF thì được luộc và sấy ở nhiệt độ cao rồi được nghiền nhỏ trước khi trộn hóa chất và nén ép dưới áp suất cao. Trong khi đó, gỗ MDF từ gỗ vụn và nhánh cây được nghiền thành sợi gỗ Cellulose. Tiếp theo, gỗ được rửa trôi khoáng chất nhựa và tạp chất, trộn với keo đặc biệt và chất kết dính, bột độn vô cơ,… rồi ép trong máy ép chuyên dụng.

Cuối cùng là gỗ MFC với nguyên liệu là các loại gỗ vụn, cây gỗ,… được đưa vào máy băm để thành dăm gỗ và trộn với keo công nghiệp, ép trong máy có cường độ cao. Gỗ thành phẩm sẽ được dán phủ melamine để tạo màu sắc và ổn định bề mặt.
Có thể thấy, quy trình sản xuất của gỗ công nghiệp HDF là công phu và tỉ mỉ nhất. Nhờ đó, độ bền của gỗ cũng được đánh giá là cao nhất.
Về kích thước
– Độ dày tiêu chuẩn của gỗ HDF là 3 mm, 6 mm, 9 mm, 12 mm, 15 mm.
– Độ dày tiêu chuẩn của gỗ MDF là 9 mm, 12 mm, 15 mm. Kích thước của mỗi tấm ván MDF khoảng 1220 mm x 2440 mm.
– Độ dày tiêu chuẩn của gỗ MFC là 9 mm, 12 mm, 15 mm, 18 mm, 25 mm,… Kích thước tiêu chuẩn khoảng 1220 mm x 2440 mm.
Về tính chất
Cả ba loại gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF đều có tính chống thấm, bền bỉ, an toàn với người dùng. Tuy nhiên, mỗi chất liệu lại có mức độ tính chất khác nhau như:
– Gỗ HDF có tính siêu chống thấm, hơn hẳn hai loại còn lại. Trong khi độ chống thấm của gỗ MFC là kém nhất và gỗ MDF chống thấm chỉ ở mức trung bình, không cao.
– HDF chống cháy hiệu quả còn gỗ MFC và MDF vẫn có nguy cơ bị cháy dù đã được xử lý.
– Độ an toàn của gỗ công nghiệp HDF cao nhất trong ba loại.
– Gỗ MDF và HDF được làm từ sợi gỗ và bột gỗ có tính đồng nhất cao nên khi cắt cạnh ít bị sứt mẻ hơn so với gỗ MFC. Tấm ván HDF khi cắt khá mịn còn gỗ MFC vẫn còn lộ ra những dăm gỗ to và thô.
– Tuổi thọ của gỗ công nghiệp HDF cao nhất, những loại gỗ khác khoảng trên dưới 10 năm.
Về giá cả
Tùy vào nhà cung cấp cũng như từng loại gỗ mà giá cả có sự chênh lệch, nhưng nhìn chung, vì độ bền của gỗ công nghiệp HDF cao nhất nên giá cả cũng cao hơn so với gỗ MFC và MDF.
Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF
Nhờ có ưu điểm nổi bật mà gỗ công nghiệp HDF dần dần được thay thế gỗ tự nhiên và có mặt rộng rãi trong cuộc sống. Những ứng dụng tiêu biểu nhất của gỗ công nghiệp HDF là:
Làm ván sàn
Ván sàn gỗ công nghiệp được khá nhiều gia đình lựa chọn bởi tính tiện dụng, sang trọng và tuổi thọ cao. Trong đó, không thể thiếu các loại sàn gỗ HDF. Sàn gỗ được thiết kế dễ dàng lắp đặt và di chuyển. Chất liệu gỗ công nghiệp HDF được sử dụng làm ván sàn an toàn cho sức khỏe và có đặc tính ấm áp, không bị cong vênh nên không làm mất thẩm mỹ của không gian. Kích thước của các tấm sàn HDF vừa phải nên phù hợp với những căn hộ nhỏ đến các biệt thự hay văn phòng công ty,…
Làm nội thất nhà bếp
Như đã giới thiệu, gỗ HDF có đặc tính chống thấm cao, thậm chí vì được xử lý công nghiệp và trộn với các hóa chất chuyên dụng nên gỗ dễ dàng cân bằng với độ ẩm không khí, tránh hiện tượng cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng. Vì thế, những sản phẩm nhà bếp như tủ bếp, bàn ăn, đảo bếp,… thường được làm từ gỗ công nghiệp HDF cho giá trị sử dụng cao. Cụ thể:
– Bàn ăn làm từ ván HDF có ưu điểm là hiện đại, phù hợp với phong cách trang trí nội thất của hầu hết các gia đình Việt. Thay vì lối thiết kế cổ điển với hoa văn cầu kỳ, công phu thì bàn ghế ăn có kiểu dáng rất đơn giản nhưng có thể tiết kiệm diện tích. Hơn thế, các bạn còn có thể tìm thấy rất nhiều mẫu bàn ăn thông minh gấp gọn sau khi sử dụng.

– Tủ bếp và đảo bếp làm từ gỗ công nghiệp HDF cũng có chức năng, công dụng như các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên. Màu sắc và kích thước sử dụng có thể thay đổi linh hoạt theo yêu cầu. Bên cạnh đó, bán ẽ không mất nhiều thời gian khi vệ sinh tủ.
Làm kệ trang trí, vách ngăn phòng
Cho dù trong nhà hay ngoài trời, gỗ HDF cũng đáp ứng được yêu cầu làm cách ngăn phòng. Gỗ có màu sắc trẻ trung, hiện đại và bề mặt mịn, đẹp không thua kém so với gỗ tự nhiên. Những thiết kế kệ trang trí, vách ngăn lớn bằng gỗ công nghiệp HDF luôn có tuổi thọ khá cao, sử dụng được lâu dài nên bạn sẽ không mất thêm chi phí để thay sửa.
– Đối với vách ngăn phòng, những tấm gỗ công nghiệp khách hàng sẽ được tẩm sấy đặc biệt để chống mối mọt và giảm tác động của môi trường. Vách ngăn khá mỏng nhưng bền bỉ và chắc chắn giúp bạn có không gian riêng tư.
– Kệ trang trí gỗ HDF thường được đặt ở giữa phòng khách và phòng ngủ, chứa vật dụng, đồ trang trí, cây cảnh, sách vở và đóng vai trò như một vách ngăn “mở”. Nhờ đó, không gian căn hộ trở nên thoáng rộng hơn.
Nội thất phòng khách
Trên thị trường hiện nay, bạn có thể bắt gặp rất nhiều mẫu nội thất dành cho phòng khách được làm từ gỗ công nghiệp HDF. Các thiết kế kệ tivi từ đơn giản đến cầu kỳ, nhiều hộc tủ cho đến các tủ giày thông minh, bàn ghế phòng khách ván HDF luôn giúp cho phòng khách của bạn trở nên sang chảnh hơn và luôn theo kịp xu hướng.
– Bàn ghế gỗ HDF: Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một bộ bàn trà phòng khách được làm từ gỗ công nghiệp HDF với tuổi thọ lên đến trên 10 năm. Kiểu dáng bàn chủ yếu là hình vuông hoặc hình chữ nhật với băng ghế dài, màu sắc đa dạng, có những bộ ghế có màu vân gỗ tự nhiên. Ngoài ra, còn có loại bàn trà thông minh hai mặt xếp gọn dành cho những phòng khách nhỏ.

– Tủ giày thông minh: Nếu như tủ giày thường chỉ chứa được một lượng giày dép nhất định thì tủ giày thông minh có thể chứa gấp 3 lần và bảo quản giày dép tốt hơn. Đặc biệt, tủ giày gỗ HDF với độ chống thấm, chống ẩm cao thì đảm bảo những đôi giày của bạn sẽ luôn tốt như mới.
– Kệ tivi gỗ phòng khách: Bạn không phải chi một số tiền quá lớn để sở hữu tủ tivi khi đã có sản phẩm làm từ chất liệu gỗ công nghiệp HDF. Thiết kế kệ tivi gỗ công nghiệp hiện nay khá hợp với xu hướng bởi người ta chuộng những mẫu tủ hiện đại, không cầu kỳ, có các hộc bên dưới để làm gọn phòng khách. Đồng thời, kệ tivi có thể rút gọn hay kéo dài ra để phù hợp với diện tích phòng.
Nội thất phòng ngủ
Nội thất phòng ngủ đề cao tính thoải mái, bền bỉ và tiết kiệm diện tích. Hầu hết những mẫu sản phẩm được làm từ gỗ HDF hiện nay đều đáp ứng được yêu cầu đó. Ví dụ như:
– Giường ngủ gỗ công nghiệp HDF không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Giường có nhiều kích thước dành cho các cặp vợ chồng cũng như người độc thân. Nếu các bạn muốn có màu sắc hợp mệnh, có thể yêu cầu nhà sản xuất thay đổi màu, thậm chí có thể sử dụng màu giả vân gỗ theo phong thủy nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ.
– Bàn trang điểm: Các mẫu bàn phấn làm từ gỗ công nghiệp HDF có độ bền cao, đồng hành cùng chị em trong mọi giai đoạn của cuộc sống. Bề mặt phẳng mịn của gỗ chắc chắn sẽ rất an toàn và làm hài lòng chị em.
– Tủ quần áo gỗ công nghiệp HDF chắc chắn là sản phẩm không thể bỏ qua trong phòng ngủ. So với những loại gỗ công nghiệp khác thì tủ ván HDF có độ bền cao, không bị cong vênh, ít khi biến dạng và chịu lực tốt. Vì thế, bạn có thể thoải mái chứa tất cả vật dụng cá nhân, đồ đạc, chăn đệm,… của mình.
Gợi ý cách chọn đúng loại gỗ công nghiệp HDF
Để sử dụng được sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp HDF lâu dài nhất thì bạn hãy mua gỗ dựa vào mục đích sử dụng. Nếu sản phẩm mà bạn muốn làm liên quan đến nội thất trong nhà thì bạn có thể sử dụng những tấm HDF thông thường để tiết kiệm chi phí. Ngược lại, nếu bạn muốn làm nội thất ngoài trời, vách ngăn, ván sàn, hay nội thất nhà bếp,… thì hãy chọn những nguyên liệu gỗ HDF siêu chống thấm để tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam.
Cách bảo quản gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp HDF
– Thường xuyên lau chùi bụi bẩn bám trên bề mặt gỗ công nghiệp HDF để giúp sản phẩm sáng và bóng đẹp trong thời gian dài.
– Sử dụng vải mềm và khô để lau bụi và vết bẩn, tuyệt đối không nên dùng khăn ẩm ướt để lau vì dễ làm bề mặt bị hỏng.
– Vị trí đặt các sản phẩm từ gỗ công nghiệp HDF phải ở nơi khô ráo, tránh những nơi quá ẩm ướt và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
– Hút ẩm sản phẩm từ bên trong để làm khô nếu sản phẩm có hiện tượng bị ẩm và nấm mốc. Có thể sử dụng dầu óc chó bôi lên bề mặt gỗ để bảo quản tốt hơn.
Giá cả của gỗ HDF
Tại Việt Nam hiện nay có hai loại gỗ công nghiệp HDF được ưa chuộng và được sản xuất là gỗ công nghiệp HDF theo tiêu chuẩn E1 và E2. Gỗ tiêu chuẩn E1 có chất lượng tốt hơn so với E2 nhưng kích thước chỉ nằm trong khoảng 1.220 mm x 2.440 mm x 17F. Để giúp các bạn có chuẩn bị về mặt kinh tế, sau đây là mức giá tham khảo về gỗ công nghiệp HDF:
– Gỗ HDF theo tiêu chuẩn E1
+ 1220 x 2440 x 17 có giá 575 nghìn đồng
– Gỗ HDF được làm theo tiêu chuẩn E2
+ 1220 x 2440 x 2.5 có giá 100 nghìn đồng
+ 1220 x 2440 x 9.0 có giá 285 nghìn đồng
– Gỗ Black HDF
+ 1220 x 2440 x 12 có giá 640 nghìn đồng
+ 1220 x 2440 x 18 có giá 950 nghìn đồng
+ 1220 x 2440 x 12 có giá 985 nghìn đồng
+ 1220 x 2440 x 18 có giá 1,3 triệu đồng
Gỗ công nghiệp HDF từ khi xuất hiện đến nay đã trở thành một vật liệu cực kỳ hữu ích cho mọi lĩnh vực như xây dựng, thi công và thiết kế nội thất. Không chỉ ở Việt Nam, các đất nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh,… cũng mang ứng dụng gỗ công nghiệp HDF vào nhiều mặt của cuộc sống. Các sản phẩm chịu nước mà gỗ tự nhiên và các nguyên liệu gỗ công nghiệp khác không đáp ứng được đều sử dụng gỗ HDF. Hơn thế, gỗ công nghiệp HDF còn xuất hiện ở cả trong nhà lẫn ngoài trời.

Nếu các bạn muốn mua các sản phẩm nội thất bền bỉ, chất lượng, thẩm mỹ được sản xuất từ gỗ công nghiệp HDF thì đừng quên lựa chọn những đơn vị cung cấp nội thất uy tín. Hiện nay tại Việt Nam, có khá nhiều cơ sở chuyên sản xuất nội thất gỗ công nghiệp đẹp và chất không thua kém sản phẩm nhập khẩu mà chi phí rõ ràng rẻ hơn rất nhiều. Bạn nên liên hệ để được tư vấn và tham khảo sản phẩm mới trước khi chọn mua cho gia đình mình!
Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn