Chất liệu là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng, độ bền và vẻ đẹp của nội thất. Trong số những chất liệu gỗ được đánh giá cao thì gỗ lim nổi tiếng về tuổi thọ cũng như thẩm mỹ. Dưới đây là những tổng hợp về loại gỗ này để các bạn tham khảo.
Lim được biết đến như là một loại gỗ quý. Tuy không được phép khai thác ở Việt Nam nhưng gỗ vẫn có thể nhập khẩu từ nước ngoài, mang đến cho người tiêu dùng Việt những sản phẩm nội thất sang trọng, bền bỉ và có giá trị cao. Vậy bạn đã thực sự hiểu về đặc tính cũng như cách sử dụng nội thất gỗ lim hay chưa? Đừng bỏ qua chia sẻ của Nội thất Lương Sơn nhé!
Mục lục nội dung
Tìm hiểu về gỗ lim
Nguồn gốc cây lim
Cây lim còn được gọi là Ironwood. Tại Việt Nam, danh pháp khoa học Erythrophleum fordii được dùng để chỉ loài lim xanh, thuộc họ Vang Caesalpinioideae, nằm trong họ Đậu ( Fabaceae, Leguminosae, hoặc Fabaceae sensu lato). Thực chất, lim dùng để chỉ rất nhiều loài khác như lim xẹt, lim nhập khẩu như Lim Lào, lim Nam Phi hay lim Ghana,… Lim là một trong bốn loại cây tứ thiết mà người Việt hay nhắc đến, bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Đây đều là những loài cây chất lượng cao và quý hiếm.

Cây lim dễ sống ở những vùng rừng rậm nhiều tầng, thảm thực vật phong phú. Đất phù hợp là loại đất sét hoặc sét pha sâu dày. Khí hậu thích hợp là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mưa theo mùa.
Ở Việt Nam, loài cây này phát triển tại các vùng rừng núi miền bắc và miền trung. Miền bắc có các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang,… Ở miền trung lim tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đà Nẵng,… Ngoài ra, ở các vùng của Lào, Nam Phi hay các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc cũng có những cây lim lớn.
Đặc tính sinh thái của cây lim
Lim thuộc cây thân gỗ, thớ gỗ rất cứng, có khối lượng nặng, chắc chắn và rất khó gãy đổ. Cây lim trưởng thành có thể cao hơn 30 m và vươn thẳng lên trời. Thân lim tròn, gốc cây có những cạnh nhỏ. Cỏ cây gỗ lim có màu nâu và nhiều nốt sần. Vỏ bong thành từng vẩy lớn khi khô. Cây mọc thành từng vùng, nếu mọc lẻ sẽ phân cành thấp và cành có màu xanh lục.
Lá cây lim là loại lá kép lông chim 2 lần, mọc cách nhau và có ba đến bốn đuôi cuống lá cấp hai. Hoa hình chùm kép và quả thuôn. Hạt lim có màu nâu đen, vỏ cứng và có dây rốn to, dày gần bằng kích thước hạt. Hạt xếp lợp lên nhau trong vỏ. Cây có thể tái sinh tốt từ hạt và chồi.

Lim là loài chịu bóng khi còn nhỏ nhưng cây trưởng thành lại rất ưa sáng. Cây mọc chậm, thổi thọ có thể từ 100 năm cho đến 300 năm. Hiện cây lim được xếp vào danh mục những loại gỗ quý hiếm nhóm II
Đặc điểm của gỗ lim
– Gỗ cây lim có thớ thịt cứng, chắc và nặng nhất trong số các loài cây lấy gỗ.
– Gỗ rất khó bị mối mọt vì độ cứng vượt va bình thường.
– Màu sắc gỗ thay đổi từ nâu cho đến nâu sẫm ở điều kiện thường. Khi ngâm trong bùn thì gỗ sẽ chuyển thành màu đen. Vân gỗ dạng xoắn rất bắt mắt và nổi bật.
– Gỗ có thể chịu được lực nén tốt, tải trọng cao.
– Mùi của gỗ lim cực kỳ hắc nên không phải ai cũng có thể ngửi được. Nhất là lim ở vùng Lào hoặc Tây Nguyên có mùi nồng hơn cả.
Phân loại gỗ lim
Hiện nay, lim được biết đến với nhiều loại và nhiều tên gọi. Những loại cơ bản nhất là lim xanh, lim Lào và lim Nam Phi.
Lim xanh
Lim xanh xuất hiện ở Việt Nam và phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi thuộc Tây Nguyên. Khi mới chặt cây, gỗ còn tươi, người ta sẽ thấy màu gỗ xanh vàng lẫn lộn. Một thời gian sau, gỗ sẽ chuyển sang màu nâu sẫm. Gỗ của cây trưởng thành có màu đen rất đặc trưng, còn gỗ cây non có dát gỗ màu vàng nâu. Lim xanh có chất lượng khá cao nhưng không được khai thác vì đang được bảo tồn. Gỗ cứng, chịu nén và không bị nứt nẻ hay cong vênh, có thể sử dụng được lâu dài.

Lim Lào
Lim Lào là loài gỗ lim được nhập khẩu từ nước bạn Lào. Cây lim được khai thác từ những cánh rừng già, trải qua nhiều biến đổi về thời tiết, khí hậu cũng như hàng chục năm phát triển. Nhờ đó, gỗ có nhiều đặc tính nổi bật như độ cứng và đặc khá cao, khả năng chịu lực tốt. Thớ gỗ mịn, chống lại được sâu mọt tấn công. Màu sắc của lim Lào thường tươi tắn, thiên về màu nâu sẫm hoặc đỏ đậm. Vân gỗ dày, mịn, nổi bật và rõ nét nên khi sản xuất được đánh giá cao vì tính thẩm mỹ.

So với gỗ lim Nam Phi, lim Lào được phun màu lên sẽ có màu sáng bóng và giữ màu khá lâu, có vẻ đẹp tự nhiên. Mùi gỗ rất hắc và có thể gây tình trạng dị ứng, nổi mẩn. Tỷ trọng của lim Lào cũng lớn hơn lim Nam Phi. Nên đây chính là những đặc điểm chính khi cần phân biệt hai loại gỗ này.
Lim Nam Phi
Lim Nam Phi cũng có khả năng chịu lực và chịu nén tốt, tuy không bằng lim Lào. Tỷ trọng của lim Nam Phi nhẹ hơn lim Lào nhưng lại có ưu thế về gia công, sản xuất. Vân gỗ lim Nam Phi thưa hơn lim Lào những vẫn có nét đẹp riêng. Lim Nam Phi cũng không cứng bằng lim Lào. Màu sắc kém tươi và khó bám sơn nên khá khó trong quá trình xử lý. Tuy nhiên, xét về tính chất thì loại gỗ này vẫn được ưu ái sử dụng trong nhiều lĩnh vực bởi độ bền hơn hẳn các loại gỗ tự nhiên khác.

Giá thành của lim Nam Phi khá cao nhưng vẫn được ưa chuộng vì sản phẩm có chất lượng cao và rẻ hơn lim Lào.
Ưu và nhược điểm của gỗ lim
Từ những đặc điểm nêu trên, hẳn các bạn cũng đã tự đánh giá được ưu và nhược điểm của loại gỗ này. Cụ thể:
Ưu điểm
– Chất lượng gỗ lim được đánh giá gần như tốt nhất trong thị trường gỗ nội thất hiện nay. Gỗ có thể chống lại được các tác động xấu của thời tiết kể cả khi để ngoài trời. Đồng thời, thớ gỗ cũng có độ cứng khá lớn lên không bị mối mọt, sâu hại đục khoét. Nhờ đó, không cần phải tẩm và xử lý hóa chất quá nhiều, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
– Vì gỗ có trọng lượng lớn nên khá ổn định và chắc chắn. Những sản phẩm được làm từ gỗ lim có tuổi thọ rất cao, có thể lên đến cả trăm năm.
– Màu sắc gỗ đẹp và thẩm mỹ. Vân gỗ độc đáo riêng biệt và không lẫn với bất kỳ loại gỗ nào khác. Càng dùng thì sản phẩm lại càng đẹp và sang trọng.

– Gỗ không bị nứt nẻ, cong vênh hay biến dạng mà luôn giữ nguyên được tính bền bỉ của mình, thậm chí gỗ còn được sử dụng cho nhiều mục đích đa dạng, trong đó có sản xuất nội thất, làm kết cấu chịu lực cho công trình như làm cột, kèo,…
Nhược điểm
– Mùi rất hắc. Đây là nhược điểm lớn nhất của gỗ lim. Mùi này có thể gây tình trạng bị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, khí chịu, mẩn ngứa,… Thậm chí đã có thời gian gỗ còn được cho là có độc. Tuy nhiên, thực tế là chỉ trong quá trình sản xuất, những ai hít phải mùi gỗ mới bị những hiện tượng trên.
– Trọng lượng quá nặng gây khó khăn cho quá trình sản xuất, lắp đặt và di chuyển.
– Màu gỗ có thể chuyển thành đen nên bạn cần cân nhắc xem có phù hợp với phong cách chung của không gian sống hay không.
– Giá thành của gỗ rất đắt, có thể đến đến vài chục triệu mỗi mét khối.
Ứng dụng của gỗ lim trong đời sống và sản xuất nội thất
Trong đời sống, lim được xem là vật liệu quý bởi tính bền và chắc chắn. Gỗ được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng, trở thành cột, kèo, xà nhà,… hay làm cột chống cho các công trình thủy lợi, thủy điện, đóng tàu thuyền,… Ngoài ra, ở các công trình như đình, chùa, gỗ cũng được sử dụng khá nhiều và mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc.

Bên cạnh làm vật liệu công trình thì lim cũng thường được dùng để làm cầu thang hay làm cửa chính, cửa sổ, lát sàn, lát cầu thang,… Những bề mặt này sử dụng gỗ lim mang lại một không gian nội thất sang trọng và mắt mắt. Hơn thế, sản phẩm có thể sử dụng trong thời gian dài mà không bị hư hỏng hay tốn chi phí sửa chữa. Các gia đình có điều kiệm cũng sẽ sử dụng những sản phẩm trang trí được làm từ gỗ cây lim như tượng, lục bình hay bình phong,…
Trong sản xuất và thiết kế nội thất, lim là vật liệu được sử dụng để chế tác các sản phẩm giá trị cao, sang trọng và đẳng cấp. Những bộ bàn ghế làm từ loại gỗ này chinh phục được người dùng trước hết là vì độ bền. Sản phẩm có thể dùng đến cả trăm năm, từ thế hệ này đến thế hệ khác mà vẫn cứng chắc như mới. Màu sắc gỗ tuy có thay đổi nhưng càng bóng và đẹp hơn, hợp với mọi phong cách thiết kế nội thất. Bạn có thể tìm thấy nhiều bộ bàn ghế phòng khách hay phòng ăn với kiểu dáng đa dạng phù hợp nhu cầu sử dụng của mình.

Ngoài bàn ghế thì tủ quần áo cũng là một sản phẩm nổi bật từ gỗ lim. Sản phẩm này có thiết kế từ hai đến ba buồng, bốn buồng cánh mở, dành cho những gia đình từ hai đến nhiều thành viên. Tủ có màu sắc tuyệt đẹp, nước sơn bóng và giúp không gian trở nên sinh động. Để tăng tính phong thủy, người ta thường chạm chắc ở mặt tủ cũng như đầu tủ những hoa văn mang tính may mắn, tài lộc. Sản phẩm có nhiều ngăn, kệ bên trong cực kỳ tiện dụng.
Không chỉ dừng lại ở đó, nội thất từ gỗ lim còn có tủ bếp, sập, tủ tivi, bàn trang điểm,… Mỗi sản phẩm đều được sáng tạo và có chất lượng cao.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về gỗ lim. Hi vọng các bạn đã có thêm kiếm thức trước khi lựa chọn nội thất từ chất liệu này. Có thể thấy, nội thất được sản xuất từ thân cây lim có nhiều ưu điểm nhưng giá thành đắt đỏ do ngày càng khan hiếm. Nếu không có điều kiện để mua, bạn có thể chọn nhiều giải pháp khác như sử dụng gỗ công nghiệp giả gỗ lim. Đừng quên rằng cho dù sử dụng chất liệu nào, bạn cũng cần có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn