Trong những nguyên vật liệu dùng để sản xuất nội thất thì gỗ trắc nổi tiếng với nhiều ưu điểm vượt trội. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, phân loại cũng như tính ứng dụng của vật liệu này, các bạn đừng bỏ qua những chia sẻ của Lương Sơn nhé!
Trên thị trường nội thất trong nhiều năm trở lại đây, các sản phẩm gỗ tự nhiên nói chung và gỗ trắc nói riêng luôn được nhiều người lựa chọn. Những sản phẩm được làm từ loại gỗ này chinh phục người dùng từ độ bền cho đến tính thẩm mỹ. Vậy bạn đã hiểu chính xác về loại gỗ này chưa? Cùng nội thất Lương Sơn tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Mục lục nội dung
Đặc điểm tự nhiên và hình thái của cây gỗ trắc
Thông tin chung
Trắc là loài cây thuộc họ Đậu, tên khoa học của loài cây này là Dalbergia cochinchinensis. Cây thường phát triển ở vùng Đông Nam Á, trở thành loài cây bản địa của Lào, Campuchia và Việt Nam. Cây phân bố rải rác hoặc thành những đám nhỏ ở các rừng rậm nhiệt đới thường xanh hoặc rừng mưa rụng lá. Độ cao rừng thường 600 m hoặc hạn hữu 100m.

Cây trắc được bắt gặp nhiều ở những vùng rừng núi các tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Thừa Thiên Huế) miền Nam Việt Nam, đặc biệt ở các vùng rừng thuộc tỉnh Quảng Nam trở vào. Cây trắc ở Việt Nam cũng còn được gọi là Cẩm Lai Nam Bộ. Đất phù hợp cho cây phát triển là đất phù sa cổ với tầng đáy nhiều dưỡng chất.
Theo phân loại thì cây gỗ trắc thuộc nhóm I, là nhóm gỗ quý hiếm, có giá trị cao và hiện đang nằm trong danh sách cấm khai thác.
Đặc điểm sinh thái
Trắc là cây thân gỗ lớn với đường kính thân trung bình khoảng 0.6 m, có thể đạt đến 1m và cây trưởng thành có thể cao từ 25 m – 30m. Thân cây có vỏ màu xám nâu hoặc vàng nâu, nút dọc, sờ thấy nhẵn và có thể bong những mảng lớn. Khi cây còn non thường ưa núp dưới bóng râm của những cây gỗ khác, còn cây trưởng thành lại rất ưa sáng.
Cây thường xanh, ít rụng lá. Lá cây trắc là loại lá kép lông chim. Chiều dài lá khoảng từ 12cm dến 23 cm, lá chét ở tận cùng có chiều dài đến 6 cm và rộng từ 2 cm – 3 cm. Mỗi lá có từ 5 đến 9 lá chét có hình trái xoan dài trung bình từ 3.5 cm đến 5 cm.. Đầu vào gốc lá tù, mặt lá nhẵn. Hoa trắc có màu trắng, mọc thành cụm hình chùy ở nách lá. Mỗi chùm hoa dài từ 7 cm – 15 cm. Hoa có đài xẻ 5 răng, cánh hoa có móng thẳng. Nhị hoa chia thành hai bó với số lượng 5 và 4. Hoa nở từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
Quả cây trắc có hình thuôn dài, mảnh, đỉnh nhọn. Chiều dài quả từ 5 cm đến 6 cm, rộng từ 1 cm đến 1.1 cm. Mỗi quả chứa từ 1 – 2 hạt. Quả chín vào tháng 9 đến tháng 12. Chồi cây tái sinh rất mạnh ở gần gốc.
Đặc điểm và giá trị của gỗ trắc
Trắc là loài cây gỗ quý với thớ gỗ màu đỏ tươi, tom gỗ mịn và có những vân gỗ tương tự như đám mây độc đáo, tinh tế. Gỗ dễ cắt xẻ cũng như thi công nhờ tính ổn định, ít bị biến dạng hay nứt nẻ. Thớ gỗ cứng, chịu lại được sự tấn công của mối mọt, sâu hại và cả tác động của môi trường. Những sản phẩm được làm từ vật liệu này có thể sử dụng trong thời gian dài đến cả trăm năm.

Trắc có thể sử dụng được cả gỗ thân cây lẫn gỗ rễ. Gỗ rễ trắc có màu vàng nghệ khá đậm, sử dụng càng lâu sẽ càng đậm màu và bóng hơn. Gỗ trắc khi sử dụng làm nội thất có thể không cần sơn mà vẫn giữ được màu sắc sang trọng, đặc biệt chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, gỗ sẽ từ từ chuyển màu trở nên sẫm hơn.
Thân gỗ chứa tinh dầu nên mùi gỗ hơi chua, thoang thoảng thơm và có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh, thư giãn tinh thần. Gỗ rất an toàn với người dùng và được ứng dụng để làm các loại vòng phong thủy cũng như nội thất cao cấp. Tuy nhiên, do bị khai thác quá mức nên hiện nay cây trắc được bảo tồn tại Việt Nam. Các sản phẩm từ loại gỗ này đều được nhập khẩu gỗ từ nước ngoài.
Phân loại gỗ trắc
Theo xếp loại trong danh mục nhà nước thì ta có hơn 40 loại khác nhau. Nhưng phổ biến nhất trên thị trường vẫn là những loại như:
Trắc đen
Hay còn được gọi là trắc ta. Loại này có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay và được rất nhiều người chơi gỗ ưa chuộng. Có thể nói, gỗ thuộc nhóm cực kỳ quý hiếm với độ bền cao gần như là nhất trong các loại gỗ trắc. Thớ gỗ có màu đen xám cực kỳ đặc trưng và sang trọng. Lõi gỗ màu đen mun, đậm hơn so với thớ bên ngoài. Độ bóng của gỗ tự nhiên và càng sẫm màu thì lại càng bóng đẹp.
Khi sản xuất nội thất, thậm chí không cần phủ PU mà gỗ vẫn có giá trị thẩm mỹ cao. Gỗ có khả năng chịu tải cao, chịu va đập tốt và ít chịu ảnh hưởng bởi thời tiết hay mối mọt. Gỗ có giá rất cao nên không phải ai cũng có điều kiện để mua. Tại Việt Nam, loại gỗ này có ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Ở những vạt rừng gần Campuchia và Lào cũng xuất hiện trắc đen.
Trắc đỏ
Trắc đỏ còn được gọi là Hồng Mộc. Khác với trắc đen là cây bản địa của Việt Nam, trắc đỏ chủ yếu được nhập khẩu từ Lào và Campuchia với giá trị thấp hơn. Trắc đỏ có thớ gỗ màu đỏ, cây lớn và nhiều cành. Cũng thuộc vào dòng cây quý hiếm, trắc đỏ có đầy đủ những tính chất gỗ quý như cứng và nặng, chịu được ẩm mốc, mối mọt tấn công và không bị cong vênh.
Khi để lâu, gỗ trắc đỏ có thể xuống màu, sẫm hơn và thiên về đen nhưng không đen như trắc đen ở trên. Hương thơm của trắc đỏ rất nhẹ nhàng, an toàn với người dùng, kể cả trẻ nhỏ. Màu sắc của trắc đỏ rất tươi sáng, sang trọng và thu hút. Những sản phẩm làm từ vật liệu này có độ bền cao, không bị xuống cấp hay mục nát.

Trắc vàng
Trắc vàng hay trắc nghệ cũng là loài thuộc gỗ trắc nên có giá trị cao mặc dù không bằng trắc đen và đỏ. Màu sắc của trắc vàng dễ phân biệt bởi đặc trưng màu vàng sáng khá đẹp mắt. Vân gỗ chìm nổi giúp sản phẩm làm ra vô cùng sang trọng. Sau một thời gian sử dụng, gỗ xuống màu sẫm hơn ban đầu nhưng vẫn giữ được màu hơi vàng. Nước gỗ nhẵn, bóng nên càng khiến sản phẩm trở nên tinh tế.
Hiện nay, trắc vàng có mặt ở khá nhiều khu rừng tại Quảng Nam, Thừa thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và Kon Tum.
Trắc xanh
Nổi bật ở màu sắc, trắc xanh mang đến cho người dùng những trải nghiệm cực kỳ độc đáo. Khi để bình thường, có ánh sáng, thớ gỗ có màu hơi xanh ngọc bích khá trong trẻo và huyền ảo. Đặc biệt, khi để trong bóng tối, màu xanh ngọc bích sẽ hiện ra rõ rệt hơn vô cùng tuyệt đẹp. Mùi hương của gỗ trắc xanh cũng khá đặc biệt. Thớ gỗ cứng, chắc tay và có khả năng chống lại mối mọt khá tốt. Với những ưu điểm mà không có loại gỗ nào sở hữu, trắc xanh được dùng chủ yếu trong trang trí nội thất.

Trắc dây
Trắc dây có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis, hay còn được gọi là trắc gai. Loài này không giống như gỗ cây trắc ở trên mà là cây bụi dạng thân leo. Chiều dài của thân cây có thể từ 11 m – 15 m. Trắc dây phát triển chậm và sống nhờ vào cây khác để vươn lên. Đường kính cây tối đa chỉ khoảng 30 cm với những cây cả trăm năm tuổi. Gỗ trắc dây bền bỉ, ít bị mối mọt tấn công nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại trắc đen, vàng, đỏ. Vật liệu này thích hợp để làm mặt bàn, mặt ghế hay mặt sập,…
Trắc Nam Phi
Đây là dòng được nhập khẩu từ châu Phi và còn được gọi là trắc ngố. Thớ gỗ không có tinh dầu nên không có mùi thơm đặc trưng. Gỗ khá cứng, dẻo, dễ thi công và có những đường vân đẹp mắt. Tom gỗ to hơn trắc đỏ hay trắc đen và dễ bị nứt nẻ hơn. Giá thành của gỗ trắc Nam Phi khá rẻ và được sử dụng phổ biến trên thị trường nội thất.
Cách nhận biết gỗ trắc
Có nhiều cách đơn giản để nhận biết gỗ trắc như:
– Quan sát: Về màu sắc, gỗ có ba gam màu chính là đen, vàng, đỏ. Gỗ càng dể lâu thì càng xuống màu sẫm hơn. Nếu muốn kiểm tra màu nguyên thủy của gỗ, có thể dùng giấy nhám đánh nhẹ hoặc dao để thấy màu. Vân gỗ là vân chìm, ốc vân nổi thành từng lớp như mây với tom gỗ nhỏ và mịn màu đen. Khi soi bằng đèn pin người ta cũng có thể phân biệt được gỗ cẩm lai và trắc. Ở gỗ cẩm lai nổi vảy cá, còn trắc thì không.

– Ngửi mùi: Trắc đen hay trắc đỏ, vàng đều có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Trắc dây có mì ngai ngái còn trắc Nam Phi thì không mùi. Người ta có thể dùng dao cạo một lớp nhẹ để ngửi mùi. Đặc biệt, khi đốt thì trắc đen, đỏ và vàng sẽ nổ lốp bốp và có khói thơm nhẹ.
– Cân: Gỗ trắc có trọng lượng lớn, năng hơn cả gỗ lim.
– Ngoài ra, độ bền của nội thất làm từ gỗ trắc cũng có thể lên đến hàng trăm năm.
Giá cả gỗ trắc trên thị trường
Vì là loại gỗ quý nên giá cả của các loại gỗ cây trắc không hề thấp. Tùy vào từng loại mà giá có thể lên đến cả trăm triệu đồng. Người ta mua bán gỗ theo kg chứ không tính theo mét khối bình thường. Kể cả gỗ thịt hay mùn cưa đều được tận dụng triệt để. Cụ thể:
– Trắc đen có giá cao nhất. Đường kính từ 40 cm đến 70cm có giá khoảng 700 triệu đồng/ m3. Đường kính 20 cm đến 30 cm có giá khoảng 200 triệu đồng/ m3.
– Các loại gỗ trắc khác có đường kính từ 5cm đến 10cm giá khoảng từ 100 ngàn đến 500 ngàn đồng/ m3. Đường kính khoảng 20 cm có giá bán từ 200 ngàn đến 500 ngàn đồng/ m3. Đường kính từ 30 cm có giá từ khoảng vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Tính ứng dụng của gỗ trắc
Với những ưu điểm lớn, trắc được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Khả năng chống mối mọt và chịu được ảnh hưởng của thời tiết khiến vật liệu này thích hợp để trở thành cột mốc biên giới của Việt Nam. Tinh dầu của gỗ cũng được chiết xuất để thư giãn và hỗ trợ điều trị bệnh căng thẳng, suy giảm trí nhớ.

Và đặc biệt, loại gỗ này còn có tính ứng dụng trong cả phong thủy. Tinh dầu và màu sắc của trắc có ý nghĩa bài trừ những tác động xấu, thu nạp dương khí và mang lại vận may cho người sử dụng. Vì thế, bạn sẽ bắt gặp những mẫu vòng tay làm từ gỗ cây trắc, lục bình, thiềm thừ phú quý, tượng gỗ trong nhà hay thậm chí những sản phẩm nội thất từ gỗ cây trắc mà bạn sử dụng cũng có ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt.
Và tất nhiên, ứng dụng phổ biến nhất của gỗ trắc không thể không kể đến chính là làm nội thất gia đình và văn phòng. Những mẫu giường, tủ, sập, bàn, ghế,… từ chất liệu này chinh phục người dùng về cả độ bền lẫn giá trị thẩm mỹ. Đơn cử như mẫu giường ngủ này. Với lượng tinh dầu lớn trong từng thớ gỗ, bạn sẽ có những giấc ngủ ngon và thoải mái. Giường ổn định và chắc chắn, mang đến cho bạn cảm giác hoàn toàn yên tâm.

Hay tủ quần áo sang trọng với những vân gỗ mịn màng và bay bổng như thế này cũng sẽ giúp không gian phòng ngủ của bạn thêm ấm áp. Tủ được thiết kế nhiều buồng, cứng cáp và chắc chắn. Gỗ không bị mối mọt hay cong vênh nên không ảnh hưởng đến chất lượng dù sử dụng trong thời gian dài.

Bộ bàn ghế gỗ trắc là sản phẩm mà bạn nên sở hữu cho phòng khách hoặc phòng ăn của gia đình mình. Thiết kế độc đáo với nhiều chi tiết, hoa văn kết hợp với màu sắc và vân gỗ tinh tế giúp không gian sống của bạn luôn sáng sủa.

Ngoài ra, những mẫu kệ vách ngăn làm từ gỗ trắc cũng được nhiều gia đình ưa chuộng nhằm có không gian sống thoải mái và vẫn gọn nhẹ, tinh tế. Hơn nữa, độ bền của vật liệu đã được chứng minh qua thời gian sử dụng nhiều thế hệ.
Vậy là bạn đã hiểu được những đặc điểm cơ bản để nhận biết gỗ trắc cũng như tính ứng dụng cao của loại vật liệu này. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trắc là loài cây quý cần được bảo vệ nhằm tránh khỏi tình trạng bị khai thác quá mức. Những nội thất làm từ gỗ cây trắc cũng có giá trị cực kỳ cao, vì vậy cần giải pháp thay thế là nội thất gỗ công nghiệp, gỗ veneer hay ván ép,… Để có kiến thức về các nội thất gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên, trước khi chọn mua, các bạn đừng ngại tham khảo sản phẩm tại những đơn vị nội thất uy tín nhé!
Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn