Melamine thường được dùng để phủ bên ngoài các bề mặt gỗ, tăng tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho cốt gỗ công nghiệp. Để giúp các bạn hiểu thêm về chất liệu này cũng như sử dụng chính xác, hiệu quả, Nội thất Lương Sơn đã tổng hợp những kiến thức cần biết.
Những vật liệu như ván dăm, ván ép công nghiệp (MDF, MFC,…) thường được phủ bên ngoài bởi một lớp melamine. Với lớp phủ này, bề mặt gỗ vừa đảm bảo ổn định, chắc chắn vừa thẩm mỹ. Nhìn chung, đây là một loại bề mặt được khách hàng đánh giá cao. Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết chọn loại lớp phủ nào thì đừng ngại tham khảo những thông tin dưới đây.
Mục lục nội dung
Melamine là gì?
Như đã nói, melamine là một dạng hợp chất hữu cơ. Hợp chất này có tính bền vững, ít tan trong nước và có thể chống cháy, chống thấm nước hiệu quả. Vật liệu này thường được phủ lên các bề mặt để tăng tính bền bỉ cho sản phẩm cũng như giúp bề mặt sản phẩm gỗ trở nên đẹp, mịn hơn. Thông thường, khi phủ bên ngoài ván dăm, gỗ công nghiệp, hợp chất này sẽ ở dạng tấm hoặc giấy trang trí nhúng keo melamine.

Ván dăm được phủ chất liệu này được gọi là gỗ công nghiệp MFC. Bên trong là gỗ vụn, bên ngoài là lớp giấy nền trơn màu, giả vân gỗ hoặc in hoa.
Lịch sử ra đời Melamine
Chất liệu này có mặt lần đầu tiên ở một công xưởng tên là Deposit tại New York, Mỹ. Với nhiều ưu thế vượt trội hỗ trợ cho ngành sản xuất gỗ công nghiệp, lớp phủ này đã dần được sử dụng trên nhiều bề mặt, nhiều loại gỗ khác nhau và được sản xuất trong một quy trình ngày càng được cải tiến. Chỉ trong 6 năm ngắn ngủi, lớp phủ này đã chiếm lĩnh được thị trường với hàng nghìn mét khối được sản xuất ra mỗi năm. Và trên thế giới hiện nay đã có hơn 300 nhà máy chuyên sản xuất vật liệu này.
Các loại ván gỗ Melamine
Tùy theo nhiều tiêu chuẩn mà người ta có thể chia ván thành nhiều loại như:
– Dựa theo đặc tính thì chúng ta sẽ có ván gỗ chống ẩm và ván gỗ thường. Trong đó ván gỗ chống ẩm thường có lõi màu xanh và phủ hợp chất melamine bên ngoài nhằm chống nước, chống thấm. Còn ván thường sẽ không có lõi xanh nhưng lớp phủ vẫn đảm bảo chống ẩm đến mức tối đa.
– Dựa vào màu sắc người ta có thể chia thành các ván gỗ đơn màu như xám, đen, trắng, xanh,… hoặc loại giả vân gỗ tự nhiên như vân gỗ sồi, vân gỗ cao su, vân gỗ óc chó, vân gỗ tần bì,… vô cùng đa dạng.

– Dựa vào kích thước và độ dày của ván gỗ có các loại như dày 12 mm, 18 mm, 25 mm hay có loại lên đến 38 mm.
Ưu và nhược điểm của Melamine
Ưu điểm
Vật liệu này có tính ứng dụng cao trong đời sống, đặc biệt là trong ngành thiết kế và sản xuất nội thất. Trong đó, những ưu điểm nổi bật nhất có thể kể đến là:
– Màu sắc đẹp và đa dạng, bạn có thể tìm thấy bất cứ màu nào phục vụ cho việc sản xuất nội thất của đơn vị mình. Người tiêu dùng cũng có thể sở hữu những mẫu nội thất đẹp và sang trọng không thua kém gỗ tự nhiên.

– Bề mặt bền màu, không bị bong tróc hay phai màu và ít bị nổ hay vỡ kết cấu.
– Chống trầy xước, chống ẩm và chống cháy khá tốt nên có thể đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm nội thất.
– Bảo vệ cốt gỗ bên trong khỏi mối mọt tấn công cũng như ảnh hưởng của các chất tẩy rửa.
– Giá thành khá rẻ bởi dễ gia công và sản xuất.
Nhược điểm
Bề mặt melamine khó có thể tạo dáng trên các bề mặt uốn lượn, cong hay góc cạnh. Đồng thời, lớp phủ cũng dễ bị mài mòn hơn những vật liệu khác.
Ứng dụng của Melamine trong sản xuất nội thất
Ứng dụng chính của vật liệu này là làm bề mặt trang trí của gỗ công nghiệp. Các loại ván gỗ dăm, ván gỗ ép công nghiệp từ gỗ bạch đàn, cao su, gỗ keo,… thường được ép lớp phủ này ra bên ngoài để tăng độ bền và thẩm mỹ.
Bạn có thể bắt gặp một số sản phẩm nội thất sử dụng lớp phủ melamine như:
Giường gỗ công nghiệp với bề mặt được giả vân gỗ mang đến cho sản phẩm sự hiện đại và sang trọng. Màu sắc nhẹ nhàng được chọn lọc giúp bạn có một không gian thoải mái để thư giãn và nghỉ ngơi. Hơn nữa, chất liệu này cũng giúp giường chắc chắn và ổn định, sử dụng lâu dài.

Bên cạnh giường thì các mẫu tủ quần áo được làm từ gỗ công nghiệp phủ melamine cũng rất được yêu thích. Mặt tủ thường nhẵn, phẳng và mịn. Thiết kế trẻ trung kết hợp với màu sắc đa dạng giúp sản phẩm trở nên bắt mắt, giúp không gian thêm sinh động.

Một số nội thất nhà bếp hoặc cửa cũng được sử dụng gỗ công nghiệp với lớp phủ này nhằm tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng.
Với những thông tin đã được chia sẻ, hi vọng các bạn đã hiểu thêm về melamine cũng như cách sử dụng những sản phẩm nội thất có phủ vật liệu này. Với ứng dụng đa dạng cùng nhiều ưu điểm mà các vật liệu phủ bề mặt khác không có, melamine xứng đáng là lớp phủ chuyên dụng dành cho gỗ công nghiệp. Để sở hữu những sản phẩm tốt nhất, đừng quên lựa chọn các đơn vị cung cấp nội thất uy tín nhé!
Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn