Chất liệu microfiber – Đặc điểm, ứng dụng trong cuộc sống hiện đại

Bạn đang muốn mua những sản phẩm nội thất từ chất liệu tốt? Bạn muốn sở hữu các sản phẩm thời trang, phụ kiện nội thất bền bỉ và thoải mái? Vải microfiber chính là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

Vải microfiber được biết đến khá lâu trong đời sống và sản xuất. Không chỉ dừng lại ở một chất liệu dễ dàng sử dụng, loại vải này còn có nhiều ưu điểm hơn hẳn vải thông thường như: thấm hút tốt, dễ giặt, bền bỉ, tiết kiệm chi phí,… Vậy những điều gì cần biết xung quanh chất liệu đặc biệt này mà bạn cần khám phá? Đừng bỏ qua những thông tin dưới đây mà Nội thất Lương Sơn cung cấp nhé!

Tìm hiểu chung về vải microfiber

Vải microfiber hay sợi microfiber là một loại vải sợi tổng hợp siêu mịn. Theo đánh giá thì loại sợi này mỏng và mịn gấp 100 lần tóc người và gấp 2 lần so với tơ. Kích thước của sợi vải cực kỳ nhỏ với thành phần chính là Polyester và Polymide. Một số loại có thành phần từ Cellulo hay Cacbon Hydrate thực vật. Tuy nhiên, hai thành phần Polyester và Polymide hiện là phổ biến nhất. Trong một sản phẩm ghi thông số 80/20 có nghĩa là sợi vải có 80% polyester và 20% polyamide.

Microfiber là loại vải sợi có độ bền cao
Microfiber là loại vải sợi có độ bền cao

Chất polyester giúp cho vải có độ cứng cao hơn và độ bền cũng tăng lên. Ngược lại, polyamide sẽ giúp tăng tính hấp thụ. Loại sợi này giúp vải mềm hơn nhưng nếu quá nhiều lại khiến độ bền sản phẩm giảm đi. Ngoài những chất liệu có thông số 80/20 thì vải microfiber còn có những loại gồm thành phần 75/25 (75% polyester và 25% polyamide) hay 70/30 (70% polyester và 30% polyamide).

Lịch sử ra đời của vải Microfiber

Sợi microfiber xuất hiện đầu tiên vào khoảng những năm 1950, khi kỹ thuật kéo sợi nóng chảy dần được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, người ta chưa hiểu hết được tính năng cũng như cách sử dụng sợi vải này. Cho đến sau 10 năm kể từ lúc đó, loại chất liệu này mới bắt đầu phát triển mạnh tại Nhật Bản. Một nhà khoa học Nhật đã giúp cho sợi vải này được biết đến nhiều hơn trong ngành dệt may công nghiệp.

Vải microfiber đã có mặt từ rất lâu
Vải microfiber đã có mặt từ rất lâu

Mãi đến năm 1990, Thụy Điển là quốc gia châu Âu đầu tiên công bố ứng dụng của vải sợi microfiber. Các quốc qia khác thuộc châu Âu cũng đến thập niên cuối cùng thế kỷ XX mới đưa chất liệu này vào sản xuất và sử dụng. Cho đến thời điểm hiện tại, sợi microfiber đã được sử dụng ở nhiều quốc gia và được chứng minh là sản phẩm an toàn với người dùng, thân thiện với môi trường.

Ưu và nhược điểm của chất liệu vải microfiber

Ưu điểm

Mềm mại và êm ái

Vải microfiber nổi bật với đặc điểm là mềm mại. Cầm vải trong tay, bạn có thể cảm nhận được độ mềm của vải. Trong những thiết kế phụ kiện như chăn, ga trải giường,… chất liệu này vẫn êm ái đối với làn da nhạy cảm của con người, kể cả em bé. Đây cũng là một chất liệu vải cao cấp được nhiều người ưa chuộng.

Khả năng thấm hút tốt

Đường kính của sợi microfiber chỉ bằng 0,4 μm với hàng triệu sợi nhỏ trên một mặt vải. Hơn thế, bề mặt vải có nhiều khe rãnh nhỏ nên khi hút nước, vải có thể giữ nước trên các rãnh với trọng lượng nước gấp 7 lần trọng lượng vải. Ngoài thấm nước thì loại sợi này cũng có thể giữ được bụi bẩn, vi khuẩn, vật chất trên các bề mặt khác khi lau qua.

Vải microfiber mềm mại và thấm hút tốt
Vải microfiber mềm mại và thấm hút tốt

Bền bỉ, không phai màu

Sơi microfiber vô cùng bền bỉ nhờ được làm từ các thành phần sợi chắc chắn. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể vệ sinh vải bằng cách giặt tay hoặc giặt máy mà không khiến vải bị giãn, nhàu nát hay bị rách,… Bên cạnh đó, quy trình nhuộm màu công nghệ cao giúp cho bề mặt vải không bị bay màu, phai màu dù ngâm trong nước lâu hoặc phơi dưới ánh nắng. Ngoài ra, với kỹ thuật vải dệt đặc biệt, vải có kết cấu khá chắc chắn, không bị đổ lông hay bị xù.

An toàn với người sử dụng

Nhờ đặc tính bền bỉ nên loại vải này không gây kích ứng da, mẩm đỏ, ngứa ngáy. Đồng thời những người dễ bị dị ứng bụi vải cũng có thể yên tâm dùng chất liệu này. Các loại trang phục hay phụ kiện làm từ vải microfiber đều được chứng minh là vô cùng an toàn. Không chỉ với con người, vải cũng rất thân thiện với môi trường.

Vải microfiber tiết kiệm chi phí và an toàn với người sử dụng
Vải microfiber tiết kiệm chi phí và an toàn với người sử dụng

Ngoài ra, loại vải này cũng có ưu thế trong việc chống nấm mốc và kháng khuẩn. Trong điều kiện thời tiết nồm ẩm như ở Việt Nam, bạn có thể sử dụng chất liệu vải microfiber mà không lo lắng mùi khó chịu. Vải rất khô nhờ nước được đẩy qua các khe rãnh. Đồng thời, chất bẩn và vi khuẩn cũng dễ dàng làm sạch hơn so với vải thông thường, mầm bệnh khó có thể phát triển trên bề mặt vải.

Tiết kiệm chi phí

Đây là một trong những chất liệu vải có khả năng sử dụng nhiều lần. Vì thế, bạn chỉ cần một hoặc vài sản phẩm là có thể dùng trong thời gian dài mà không cần phải thay mới.

Nhược điểm

Vào mùa hè, chất liệu vải microfiber có thể gây nóng bức và bí bách. Ngoài ra, vì khả năng hút nước không tốt bằng vải cotton nên khi sử dụng không có cảm giác thư giãn.

Ứng dụng của sợi vải Microfiber

Trong ngành may mặc

Chất liệu vải này thường được sử dụng để sản xuất những loại trang phục chuyên dụng. Trong đó, các bộ quần áo thể thao dành cho người đi bơi, đồ tắm, vận động viên xe đạp,… là được ưa chuộng nhất nhờ độ co giãn tốt, thấm hút cao và bền bỉ.

Vải microfiber được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc
Vải microfiber được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc

Trong sản xuất chăn ga gối đệm

Đây cũng là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của vải sợi microfiber. Các sản phẩm mang lại sự ấm áp, thư giãn và thoải mái cho các gia đình. Thông thường chăn gối, ga và đệm giường sẽ được sản xuất trong một quy trình công nghệ chặt chẽ nên đạt được tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao. (anewcareer) Bạn cũng có thể dùng những tấm vải này để làm phụ kiện trang trí cho căn phòng ngủ của mình.

Sản xuất phụ kiện

Trong ngành phụ kiện như túi, ví, balo, giày dép, túi xách,… bạn cũng có thể tìm thấy nhiều sản phẩm được kết hợp từ vải microfiber và da. Đặc biệt, những hãng thời trang càng cao cấp thì càng ưa chuộng chất liệu này. Ngoài ngành thời trang, bạn có thể tìm thấy nhiều mẫu phụ kiện nội thất như vải bọc sofa, gối sofa,… được làm từ chất liệu này.

Sản xuất sản phẩm cách điện

Vải microfiber có thể dùng để cách nhiệt, cách điện khi để ngoài trời. Chất liệu này cũng được dùng để làm vỏ xe ô tô.

Làm khăn lau

Ứng dụng vải microfiber làm khăn lau khá phổ biến. Bạn có thể dùng để lau kính, bề mặt đá, gỗ hay lau máy móc, thiết bị vừa an toàn vừa nhanh chóng. Trong gia đình, bạn cũng có thể dùng để làm khăn tắm.

Vải microfiber có thể làm khăn lau nhờ khả năng thấm hút tốt
Vải microfiber có thể làm khăn lau nhờ khả năng thấm hút tốt

Làm thế nào để bảo vệ vải microfiber?

Trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý những điểm sau đây để vải luôn bền đẹp:

  • Nếu bạn muốn loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn thì nên sửu dụng máy giặt. Tuy nhiên, những sản phẩm thời trang, quần áo thì bạn có thể làm sạch nhẹ nhàng hơn bằng cách giặt tay.
  • Các sản phẩm làm từ loại vải này nên đặt ở những nơi thoáng mát, hạn chế ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào và cách ca nguồn nước, nguồn nhiệt.
  • Chú ý nhiệt độ nước không quá 45 độ C và không để hóa chất tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vải khi giặt tẩy.

Vải microfiber đã được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong cả cuộc sống lẫn sản xuất, thiết kế nội thất. Chúc các bạn có những mẫu sản phẩm, phụ kiện tuyệt vời và tiết kiệm chi phí từ chất liệu này. Và đừng quên chọn sản phẩm từ những đơn vị cung cấp uy tín để được tư vấn và sở hữu sản phẩm chất lượng.

Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội

Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn

Tôi và các cộng sự đã kết hợp lại thành lập Nội Thất Lương Sơn đánh sâu vào thị trường phân khúc nội thất bình dân, giá rẻ với tiêu chí mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nội thất hiện đại, giá thành phải chăng
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin Liên Quan