Lý Giải Tại Sao Có Ngày Nhuận Và Những Điều Bạn Chưa Biết

Nếu bạn đã có sinh nhật vào ngày 29/2, chắc chắn bạn phải chờ đợi thêm 4 năm nữa mới lại được mừng sinh nhật. Lý do là vì sinh nhật của bạn rơi vào ngày nhuận. Không chỉ có ngày nhuận, có những năm bạn sẽ gặp hai tháng âm lịch được lặp lại và người ta gọi đó là tháng nhuận. Vậy tại sao có ngày nhuận, tháng nhuận? Cùng tìm hiểu chi tiết để giải thích cho điều này cũng như những điều hay ho mà bạn chưa biết về ngày nhuận!

Tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày?

Điều đầu tiên trước khi giải thích về việc tại sao có ngày nhuận thì bạn cần phải biết cách tính lịch và những số liệu ngày tháng trong lịch. Thông thường, các tháng sẽ có số ngày là 30 hoặc 31. Nhưng chỉ riêng tháng 2, số ngày lại chỉ thường lặp lại ở 28, ít hơn các tháng thông thường từ 2 đến 3 ngày.

năm nhuận 2020

Năm nhuận là một năm mà tháng 2 có 29 ngày thay vì 28

Nguyên nhân của việc này là do thiết lập lịch dưới thời các vị vua chúa. Trong đó, ở thời của vua Julius Caesar thì lịch dương có phần khách biệt với hiện tại. Tháng 2 lúc đó vẫn có 30 ngày, tháng 7 có 31 ngày và tháng 8 có 29 ngày. Tên của tháng 7 là July cũng chính là tên vua Julius. Thời tiếp theo là của vị vua Augustus, bạn có thể thấy tháng 8 có tên là August được lấy từ tên của vị vua này. Nhưng tháng 8 lại chỉ có 29 ngày, quá ít ỏi. Vì thế, 2 ngày của tháng 2 đã được chuyển thành tháng 8, cũng có nghĩa tháng 2 chỉ còn lại 28 ngày.

Tuy nhiên, sau khi chuyển như vậy, vua Augustus lại thấy các tháng 7, 8 và 9 đều có số ngày là 31. Vì thế, 1 ngày của tháng 9 đã được chuyển vào tháng 10 và 1 ngày của tháng 11 được chuyển vào tháng 12. Cho đến nay, lịch dương đã tồn tại như thế, các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10 và 12 đều có 31 ngày. Các tháng 4, 6, 9 và 11 sẽ có 30 ngày. Chỉ tháng 2 là vẫn 28 ngày.

Nhưng do các kiến thức khoa học, ngày nay, có một số năm, người ta sẽ thêm vào tháng 2 một ngày nữa để có 29 ngày. Và ngày 29/2 chính là ngày nhuận.

Tại sao có ngày nhuận?

Như đã nói, lịch cho chúng ta biết 4 mùa và ngày tháng nhưng trên thực tế, vòng quay của trái đất lại không khớp hoàn toàn với lịch. Trái đất quay quanh mình nó trong vòng 24 giờ và mất 365 ngày để quay hết một vòng xung quanh mặt trời. Tuy nhiên, còn số này chỉ là ước lượng, còn thực tế để quay xung quanh mặt trời thì trái đất cần đến 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, nghĩa là 365.25 ngày.

Mỗi năm dư ra 0.25 ngày nhưng lại chẳng thể tính được vào tháng nào. Và cứ 4 năm thì 0.25 ngày đó lại tích thành một ngày, thành 366 ngày. Vì thế, ngày dư ra sau 4 năm được gọi là ngày nhuận. Mà bình thường các tháng có số ngày tối đa là 31, riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày nên người ta tính luôn ngày nhuận vào tháng 2. Vậy là tháng 2 là tháng nhuận và có thêm ngày nhuận là 29 theo dương lịch.

Định nghĩa tại sao có ngày nhuận theo dương lịch hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Nhưng theo âm lịch, cách tính lại khác biệt và có những tháng được gọi là tháng nhuận. Âm lịch là lịch được tính theo chu kỳ của mặt trăng. Mỗi tháng mặt trăng thường có 29.5 ngày. Và năm âm lịch không phải 365 ngày mà chỉ có 354 ngày. Vì thế, cứ mỗi 3 năm thì năm âm lịch lại ngắn hơn năm dương lịch đến 33 ngày. Nếu tính năm bình thường thì theo âm lịch, các mùa sẽ bị sai lệch rõ ràng. Vì thế, người ta đã thêm một tháng gọi là tháng nhuận âm lịch.

Cách tính ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận

Tính theo dương lịch

Như các bạn cũng đã biết, ngày nhuận chính là ngày 29/2 và chỉ 4 năm mới thừa ra một ngày. Vì thế, cách tính đơn giản nhất là lấy số của năm cần tính chia cho 4. Nếu chia hết nghĩa là sẽ có ngày nhuận và đó chính là năm nhuận. Ví dụ như năm 2020 chia cho 4 sẽ bằng 505, không dư nên trở thành năm nhuận. Năm 2021 chia 4 sẽ là 505 dư 1, tức không phải năm nhuận.

Tuy nhiên, vẫn có 1 số ngoại lệ khi xác định năm nhuận. Những năm tròn thế kỷ (có 2 số 00 ở cuối) cũng có những năm chia hết cho 4 và những năm không thể. Chính xác nhất, chúng ta nên chia năm đó cho 100 và 400. Nếu năm đồng thời chia hết cho 100 và 400 thì mới gọi là năm nhuận.

Ví dụ, năm 2000, 2400, 2800 là năm nhuận (do đồng thời chia hết cho 100 và 400). Trong khi đó năm 2100, 2200, 2300 chỉ chia hết cho 100 mà không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận.

Cả lịch âm và lịch dương đều có ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận
Cả lịch âm và lịch dương đều có ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận

Tính theo âm lịch

Do chu kỳ hoạt động của mặt trăng, trái đất và mặt trời nên khi tính theo âm lịch, nghĩa là lịch theo chu kỳ quay của mặt trăng thì sẽ có những tháng đủ là 31 ngày và tháng thiếu là 29 ngày. Nhìn chung, mỗi năm lịch âm chênh lệch đến 11 ngày so với lịch dương. Cứ 3 năm dồn lại sẽ dư ra đến 33 ngày. Số ngày dư này không tính thành ngày nhuận mà được tính hẳn thành một tháng nhuận.

Tuy nhiên, vì lịch âm chậm hơn lịch dương quá nhiều nên cứ trong 19 năm sẽ có cách 2 năm là có một tháng nhuận. Trung bình 19 năm có đến 7 tháng nhuận. Để tính tháng nhuận, người ta lấy số năm chia cho 19. Nếu có số dư là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận. Ví dụ 2017 chia 19 dư 3, là năm nhuận âm lịch, 2019 chia 19 dư 5 nên không phải năm nhuận âm lịch.

Thế kỷ 21 có bao nhiêu năm nhuận

Biết được tại sao có ngày nhuận, vậy bạn có tò mò ở thế kỷ 21 này sẽ có bao nhiêu năm nhuận và bao nhiêu năm bình thường không? Các nhà khoa học đã tính toán trung bình 100 năm có khoảng 24 năm nhuận và 76 năm là bình thường. Số liệu này có thể thay đổi nếu có một năm trong 100 năm chia hết cho 400. Lúc này sẽ có 25 năm nhuận là 75 năm thường.

Thế kỷ 21 có 24 năm nhuận, là các năm: 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, 2028, 2032, 2036, 2040, 2044, 2048, 2052, 2056, 2060, 2064, 2068, 2072, 2076, 2080, 2084, 2088, 2092, 2096.

Những điều hay ho xảy ra vào ngày nhuận 29/2 trên khắp thế giới

Sinh nhật ngày 29/2

Nếu bạn sinh thần vào 29/2 thì có nghĩa bạn có chung ngày sinh với nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới như Giáo hoàng Paul III (1468), Gioachino Rossini – nhà soạn nhạc người Ý,  Morarji Desai – thủ tướng Ấn Độ (1896), … Và có khoảng 4.1 triệu người nữa trên khắp thế giới sinh ra vào ngày 29/2. Vậy là cứ 4 năm một lần những người có ngày sinh 29/2 mới tổ chức sinh nhật một lần. Bạn sẽ có trải nghiệm đặc biệt tuy phải chờ đợi khá lâu.

Nếu vẫn muốn được sinh nhật hàng năm, bạn hoàn toàn có thể tổ chức vào ngày 28/2 hoặc 1/3. Nhưng nếu sinh vào sáng ngày 29/2 thì bạn nên tổ chức sinh nhật vào ngày 28. Còn nếu sinh vào chiều và đêm 29/2 thì có thể tổ chức sinh nhật vào ngày 1/3.

Ngày cầu hôn của phụ nữ

Ở một số quốc gia trên thế giới thì ngày 29/2 còn được gọi là ngày phụ nữ cầu hôn. Nguồn gốc ý nghĩa này xuất phát từ truyền thuyết Ireland ở thế kỷ thứ V, thánh St. Bridget than phiền với Thánh St. Patrick rằng phụ nữ thường phải chờ đợi để được người đàn ông cầu hôn mà không có quyền chủ động. Cũng vì thế nên thánh Patrick đã đồng ý để phụ nữ có thể hỏi cưới người đàn ông mình thích vào ngày 29/2. Tại Scottland vào ngày 29/2/1288, Nữ hoàng Margarit của xứ này cũng đã ban bố phụ nữ có thể thoải mái cầu hôn với bất cứ người đàn ông nào mà mình muốn.

Chính vì vậy ngày 29/2 còn được xem là “ngày quyền lợi phụ nữ”, ngày phá bỏ định kiến chỉ có đàn ông mới có quyền cầu hôn nữ giới. Hiện nay, nhiều quốc gia, nhất là phương Tây xem 29/2 là ngày Tình nhân thứ 2 sau ngày 14/2. Ngày phụ nữ được thoải mái bày tỏ tình cảm cá nhân mà không bị các định kiến và rào cản xã hội ngăn cản.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ bị từ chối lời cầu hôn thì sao? Không sao cả, vì phụ nữ là phái yếu, sẽ được xoa dịu nỗi buồn từ người đàn ông. Ở Đan Mạch, đàn ông sẽ phải tặng lại 12 đôi găng tay. Ở Phần Lan, đàn ông phải tặng vải. Ở Anh, đàn ông sẽ tặng lại 1 bảng Anh khi từ chối lời tỏ tình của phụ nữ.

Ngày của những sự kiện đặc biệt

29/2 là ngày đặc biệt của những sự kiện đặc biệt. Ngày này được dùng để kỷ niệm Bệnh hiếm gặp. Sự kiện này đã được tổ chức vào năm 2008 để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các chứng bệnh hiếm gặp và được duy trì trong những năm nhuận tiếp theo. Ngoài ra, Olympics – thế vận hội mùa hè cũng được tổ chức theo chu kỳ 4 năm một lần.

Nhật Bản đăng cai Thế vận hội mùa hè Olympics năm nhuận 2020
Nhật Bản đăng cai Thế vận hội mùa hè Olympics năm nhuận 2020

Câu lạc bộ của người nhuận

Trên thế giới hiện có 1 câu lạc bộ mà các thành viên là những người có ngày sinh là ngày 29/2. Hiện nay câu lạc bộ “Honor Society of Leap Year Babies” đã tập hợp được 10.000 thành viên từ tất cả các quốc gia trên thế giới.

Thành phố “người nhuận”

Bạn có biết rằng có hai thành phố dành riêng cho những người sinh vào ngày 29/2. Hai thành phố đều có tên là Anthony và một thành phố nằm tại Texas – Mỹ. Vào những năm nhuận, họ tổ chức lễ hội rất hoành tráng để làm thành một kỳ sinh nhật chung cho tất cả mọi người sinh vào ngày nhuận.

Ngày thứ 60 trong năm nhuận

Ngày 29/2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận. Một con số tròn trịa đúng không nào? Cũng với ngày đặc biệt chỉ 4 năm mới có này mà nhiều người thường tổ chức những buổi tiệc để lưu giữ kỷ niệm.

29/2 là ngày đen đủi ở một số quốc gia

Nếu như ở những quốc gia có những đứa trẻ sinh vào ngày 29/2 được xem là tài năng và ngày này đặc biệt, may mắn thì ở những nước khác, ngày 29/2 lại bị cho là ngày đen đủi. Thậm chí đám cưới hay những sự kiện lớn cũng phải “né” năm nhuận.

– Ở Hy Lạp, năm nhuận không phải là năm thuận lợi để cưới hỏi. Cưới vào ngày nhuận cũng sẽ bị cho rằng kết cuộc đám cưới không tốt đẹp chút nào.

– Ở Ý, quan niệm “Anno bisesto, anno funesto” – năm nhuận, năm diệt vong đã hình thành từ khá lâu nên ngày 29/2 trở thành một ngày xui xẻo không nên làm chuyện gì đặc biệt.

– Ở Scotland, năm nhuận và ngày nhuận 29/2 cũng là ngày không may mắn ngang với thứ 6 ngày 13.

– Ngoài ra có những quan niệm cho rằng: Trong năm nhuận, nếu bạn ly hôn thì về sau không thể tìm thấy hạnh phúc tiếp theo. Nếu xây nhà trong năm nhuận thì người sống trong ngôi nhà đó hay ốm đau và công trình dễ bị thiệt hại. Nếu mời khách đến nhà khi em bé mọc răng thì em bé sẽ bị hỏng răng. Hay bạn không nên có bất cứ thay đổi gì vào năm nhuận vì mọi việc sẽ không thuận lợi.

Ảnh hưởng của năm nhuận, ngày nhuận đến đời sống

Không phải tự nhiên mà năm nhuận được nhắc đến khá nhiều. Ngoài những thắc mắc tại sao có ngày nhuận thì thực tế các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng những năm nhuận ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Cụ thể:

Khí hậu trong năm nhuận

Mặt trời vốn có đường kính lớn gấp 109 lần so với trái đất và cung cấp năng lượng cho trái đất. Những biến động và hình thành của khí hậu trên trái đất cũng do sự quay của trái đất quanh mặt trời. Trong năm nhuận, người ta đo được mức thủy triều lên xuống có thay đổi. Mặc dù chưa có một công trình khoa học nào cụ thể nhưng vẫn có những thống kê cho thấy một số năm nhuận mang đến hạn hán, lũ lụt và các hiện tượng thiên nhiên bất thường hơn so với những năm khác.

Ngoài ra, năm nhuận theo lịch âm không có tháng nhuận cố định mà mỗi năm mỗi khác. Vì thế, tại Việt Nam, mỗi khi vào năm nhuận, cần phải xem xét kỹ thời tiết, khí hậu mới có thể canh tác cây trồng. Nếu không biết cân bằng và gieo trồng khoa học thì có nhiều nguy cơ dẫn đến mất mùa trong năm nhuận.

Không phải ngày hợp lệ để ký hợp đồng

Các công ty ký hợp đồng vào năm nhuận sẽ không ký vào ngày 29/2 vì chỉ 4 năm mới có một lần năm nhuận sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện và thanh lý hợp đồng. Ví dụ bạn thuê nhà 1 năm và ký hợp đồng vào 29/2 thì khi trả nhà theo điều khoản hợp đồng, bạn sẽ không biết mình phải trả vào ngày 28/2 hay 1/3. Các công ty bảo hiểm trên thế giới cũng thường yêu cầu khách hàng của họ chuyển hợp đồng sang tháng 3 hoặc sớm hơn.

Khó khăn khi thanh toán lương cho nhân viên

Vào năm nhuận, mọi người thường sẽ phải làm việc thêm ngày 29/2 nhưng mức lương được trả cố định theo tháng và theo năm sẽ không được cộng thêm một ngày lương. Điều này gây bức xúc cho một số nhân viên.

Tù nhân thụ án thêm 1 ngày

Ở một số quốc gia, nếu tù nhân ra tù vào năm nhuận thì ngày 29/2 vẫn phải thụ án và không hề được ra tù sớm.

Các công trình xây dựng và thiết kế nội thất bị ảnh hưởng

Thực chất, khi xây nhà vào năm nhuận, người ta thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố phong thủy, nghĩa là tuổi làm nhà, tuổi hợp động thổ,…. Còn việc đo đạc hướng đất, hướng nhà lại theo phong thủy khoa học để xem địa thế chứ không liên quan đến năm. Có chăng thì xem xét điều kiện thời tiết, khí hậu trong tháng nhuận, năm nhuận có phù hợp để khởi công hay không.

Các công trình thiết kế nội thất vẫn được thực hiện vào năm nhuận
Các công trình thiết kế nội thất vẫn được thực hiện vào năm nhuận

Một số nơi còn cho rằng việc xây nhà hay chuyển nhà, thiết kế nội thất trong năm nhuận sẽ sung túc, may mắn hơn vì “thừa” ngày, thừa tháng. Cho dù tin theo quan niệm nào thì bạn cũng sẽ có thêm thời gian để hoàn thiện, thi công công trình của mình. Đặc biệt, nếu bạn tìm được đơn vị thầu và thiết kế nội thất uy tín thì các chuyên gia sẽ cho bạn nhiều lời khuyên hơn nữa để bạn có một căn hộ, văn phòng hoàn toàn mới vào năm nhuận mà không cần lo ngại bất cứ vấn đề gì.

Cho dù theo lịch âm hay dương thì ngày nhuận, năm nhuận cũng được thực hiện để giúp cho các mùa, ngày tháng đồng bộ với chu kỳ mặt trăng, trái đất quanh mặt trời. Dù có những quan niệm đặc biệt về ngày nhuận nhưng bạn cũng không cần phải quá “mê tín”. Chỉ cần luôn cẩn thận và làm việc khoa học, hợp tác với những người, những đơn vị có uy tín thì chắc chắn công việc của bạn sẽ thuận lợi.

Kết luận

Vậy là bạn đã được giải thích chi tiết về việc tại sao có ngày nhuận cũng như bản chất của ngày, tháng năm nhuận rồi. Với những việc lớn như động thổ, xây nhà, mua sắm và trang trí nội thất, trồng cây màu vụ,… bạn chắc chắn phải xem lịch để biết được ngày nào hợp lý, ngày nào tốt, cân bằng giữa sinh hoạt cá nhân và những việc trọng đại.

Trong những năm nhuận, bạn sẽ có thêm một ngày để thực hiện những việc dang dở. Và như đã nói, nếu có những người bạn, những đối tác làm việc uy tín thì dù năm nhuận hay năm thường, bạn cũng sẽ gặt hái được thành công. Đừng quên chọn các đơn vị sản xuất và cung cấp nội thất chất lượng tại Việt Nam để được các kỹ sư và chuyên gia phong thủy tư vấn thiết kế, trang trí nội thất nhé! Chúc các bạn thành công!

>>Xem thêm: 5 mẫu bàn làm việc văn phòng chân sắt giá rẻ – đẹp tại Lương Sơn

Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội

Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin Liên Quan