Những điều bạn nên biết về đặt bàn thờ Ông Địa

Bàn thờ ông Địa, Thần Tài là sản phẩm nội thất không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên nhiều người chưa nắm rõ về các đặc điểm cũng như cách bài trí bàn thờ Ông Địa, Thần Tài sao cho chuẩn nhất và điều này sẽ được chúng tôi gửi đến ngay sau đây.

Ý nghĩa của việc đặt bàn thờ Ông Địa, Thần Tài trong nhà

Theo quan niệm từ xưa đến nay, Ông Địa được coi là vị thần cai quản đất đai, nhà cửa của mỗi gia đình; việc thờ cúng vị thần này sẽ giúp mang lại sự bình yên cho những người sống trên mảnh đất đó. Và theo nhiều người thì Ông Địa còn bảo vệ gia chủ giữ đất trước sự xâm phạm của thế lực tâm linh xấu xa.

Bàn thờ Ông Địa thì cũng không thể thiếu ông Thần Tài, đây là vị thần trông coi của cải, tiền bạc, mang đặc trưng cho công việc làm ăn buôn bán của gia chủ. Thờ cúng ông Thần Tài sẽ giúp gia chủ gặp may mắn, thuận lợi trong công việc, mua may bán đắt, kinh tế gia đình phát triển nhanh chóng.

Một số loại gỗ làm bàn thờ Ông Địa, Thần Tài phổ biến

Bàn thờ là nơi rất linh thiêng, trang trọng, có tầm quan trọng lớn trong nhiều gia đình Việt. Vì lý do này nên từ xưa đến nay chất liệu làm bàn thờ rất được coi trọng và lựa chọn hết sức cẩn thận, kỹ càng, như phải chọn đúng loại gỗ với những tiêu chí là quý, thơm, bền, chắc, lâu dài.

Các loại gỗ làm bàn thờ điều đầu tiên phải là gỗ sạch, chưa qua sử dụng lần nào, có độ bền lâu dài với thời gian, không bị mối mọt, ít cong vênh. Bên cạnh đó, nhiều người còn đặt ra tiêu chí là phải có mùi thơm thoang thoảng, chất gỗ không quá nặng để chế tác và sắp xếp dễ dàng,… Sau đây là một số loại gỗ làm bàn thờ Ông Địa, Thần Tài phổ biến, được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài gỗ mít

Gỗ mít mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự sum vầy, giàu sang và phát triển. Cây mít dễ trồng, có thể sinh trưởng trong điều kiện khó khăn, ở nơi sỏi đá nên thể hiện sự kiên cường, vượt khó.

Gỗ mít được nhiều người lựa chọn làm bàn thờ Ông Địa, Thần Tài

Gỗ mít có ưu điểm là chất gỗ nhẹ, dễ tìm, dễ chế tác, chạm khắc, bền đẹp, không bị mối mọt hay cong vênh. Gỗ mít có màu của nhà phật nên được nhiều người đánh giá cao, lựa chọn dùng để làm bàn thờ Ông Địa, Thần Tài.

Hiện nay cây mít lớn cũng hiếm dần đi, giống cây lại sinh trưởng chậm nên việc tìm cây gỗ to, đủ rộng làm bàn thờ khá khó khăn nên thường phải ghép 2-3 tấm lại. Nếu bạn tìm được bàn thờ được làm gỗ mít nguyên khối thì là điều rất tuyệt vời, gia chủ sẽ nhận được nhiều tài lộc và may mắn.

Gỗ Dổi có khả năng chống mối mọt tự thân

Gỗ Dổi được khá nhiều gia đình chọn làm bàn thờ Ông Địa, Thần Tài bởi nó có ưu điểm là rất dễ co ngót, nhẹ, mùi thơm thoang thoảng cùng màu vàng nhạt rất đẹp. Gỗ Dổi có khả năng chống mọt mà không cần bất kỳ hóa chất nào nên rất được ưa chuộng. Bàn thờ gỗ Dổi có tính thẩm mỹ cao, độ bền lâu dài, dễ chế tác, lắp đặt.

Gỗ Dổi làm bàn thờ có nhiều ưu điểm

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài bằng gỗ thông 

Được ứng dụng nhiều trong thi công đồ gỗ nội thất và bàn thờ Ông Địa, Thần Tài cũng không phải là ngoại lệ. Bàn thờ gỗ thông rất đẹp mắt với hệ vân gỗ tự nhiên, tâm gỗ có khả năng kháng sâu phá hại nên độ bền rất cao, tuổi thọ sản phẩm có thể lên đến trên 20 năm. Bên cạnh đó, gỗ thông có giá thành khá rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào nên rất phù hợp với nhiều gia đình không có kinh tế quá thoải mái.

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài gỗ xoan

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài bằng gỗ xoan có những đường vân rõ nét, bề mặt mịn, vẻ đẹp tốt, rất dễ kết hợp với phong cách thiết kế nhà hiện nay. Bên cạnh đó, gỗ xoan còn mang đến khả năng chịu nhiệt, chống nước, chống ẩm, độ cứng tốt. Màu sắc tự nhiên của bàn thờ gỗ xoan tạo sự hài hòa, ấm cúng trong ngôi nhà bạn.

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài gỗ hương – dòng gỗ quý của Việt Nam

Gỗ hương là một trong những dòng gỗ quý hàng đầu của nước ta. Đặc điểm của loại gỗ này là có mùi thơm hấp dẫn, chắc chắn, chất gỗ nặng và cứng, độ co ngót cực thấp sau thời gian dài sử dụng, khả năng chống mối mọt và côn trùng cao.

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài gỗ hương được đánh giá rất cao

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài được làm từ gỗ hương rất dễ nhận biết bởi có màu vàng đỏ đặc trưng, màu bền và có những đường vân gỗ rất riêng. Hơn nữa gỗ hương có bản to nên rất ít khi phải ghép để làm bàn thờ do đó sản phẩm có độ gắn kết rất cao, ít bị cong vênh, rạn nứt. Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài làm bằng gỗ hương có giá thành khá cao, thường xuất hiện ở gia đình kinh doanh lớn, sản phẩm có tuổi thọ cao hàng trăm năm cùng vẻ đẹp sang trọng, đầy sự tinh tế.

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài gỗ gụ

Gỗ gụ được ông cha ta sử dụng để làm bàn thờ từ ngày xưa bởi đặc tính cơ lý bền, vân gỗ nhỏ mịn và có khả năng chống mối mọt tự thân rất tốt cùng chất gỗ không quá nặng nên được nhiều người lựa chọn.

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài làm bằng gỗ gụ có tính thẩm mỹ cao, thể hiện được sự linh thiêng, trang trọng cùng độ bền lâu dài với thời gian.

Vị trí đặt bàn thờ Ông Địa, Thần Tài đúng chuẩn

Lưu ý khi chọn vị trí đặt bàn thờ ông Địa và Thần Tài

Đặt bàn thờ Ông Địa, Thần Tài ở vị trí nào trong ngôi nhà cho phù hợp là câu hỏi mà không ít người đặt ra khi bắt đầu trang trí và sắm sửa cho ngôi nhà của mình.

Theo quan niệm dân gian, bàn thờ của hai vị thần này phải được đặt ở một góc nhà, nằm sát mặt đất. Tuy nhiên, dù là vị trí góc nhà nhưng bàn thờ Ông Địa, Thần Tài cũng phải được đảm bảo ở nơi thông thoáng, có tầm nhìn, tuyệt đối không thể đặt ở phía gầm cầu thang.

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài thường được đặt ở phòng khách

Không nên đặt bàn thờ ở phía dưới những vật dụng như tranh, ảnh, loa, quạt, điều hòa,… Còn đối với những gia đình ở chung cư thì nên nhớ không đặt bàn thờ Ông Địa, Thần Tài ở vị trí ngay dưới hoặc phía trên của những đường ống dẫn nước thải.

Bên cạnh đó, khi đặt bàn thờ Ông Địa, Thần Tài phải có vị trí xa nhà tắm và nhà vệ sinh để tránh làm mất đi sự linh thiêng vốn có. Nhà bếp cũng là vị trí không nên đặt bởi có thể khiến bàn thờ dễ bị dính nước không sạch trong quá trình nấu nướng.

Vị trí tốt nhất mà nhiều người khuyên nên đặt bàn thờ Ông Địa, Thần Tài đó là ở khu vực phòng khách của ngôi nhà. Thông thường nhiều người xác định vị trí đặt bàn thờ là ở ngay cửa chính khi mở ra 1 góc 90 độ, đây được xem là vị trí vượng, tài, lộc của mỗi ngôi nhà.

Hướng đặt bàn thờ ông Địa, ông Thần Tài mang đến tài lộc

Thông thường, hướng đặt Ông Địa và Thần Tài sẽ được sắp xếp cùng vị trí theo hướng tốt của gia chủ. Phía sau lưng bàn thờ nên có tường để dựa vào và tuyệt đối không đặt ở những nơi ẩm thấp, tối tăm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và con đường tài vận của gia chủ.

Chú ý về hướng khi đặt bàn thờ

Theo nhiều chuyên gia và người có kinh nghiệm đánh giá, vị trí tốt để đặt bàn thờ Ông Địa, Thần Tài là nơi có thể bao quát được cửa chính, theo dõi được sự ra vào của những người trong gia đình cũng như người khách đến chơi, có thể đặt bàn thờ theo hướng tốt với gia chủ hoặc theo hướng đón vượng khí vào nhà đều được cả.

Khi đặt bàn thờ Ông Địa, Thần Tài bạn nên dùng la bàn để xác định thật chính xác phương hướng để lấy các cung may mắn như Thiên Lộc, Quý nhân để đón sức khỏe, may mắn, tài lộc vào nhà.

+ Cung Thiên Lộc có hướng Đông Nam giúp gia chủ kinh doanh suôn sẻ, thuận lợi. phát đạt.

+ Cung Quý nhân là hướng Tây Bắc sẽ giúp gia chủ bình an, nhận được nhiều sự giúp đỡ của người tốt bên ngoài.

Cách bài trí bàn thờ ông Địa, Thần Tài đúng cách

Bài trí bàn thờ Ông Địa, Thần Tài đúng cách rất quan trọng, bạn có thể tham khảo những chú ý dưới đây mà chúng tôi gửi đến:

Ở phía bên trong cùng là tấm bài vị, bên trái sẽ đặt ông Thần Tài và bên phải sẽ là Ông Địa.

Sắp xếp giữa 2 ông thần gạo, muối và nước với mỗi loại một hũ. Bát nhang được đặt giữa Ông Địa và Thần Tài.

Đặt lọ hoa ở phía bên tay phải, bạn hãy chọn những loại hoa còn tươi mang ý nghĩa về tiền bạc như hoa đồng tiền, hoa cúc và đồng thời đĩa hoa quả đặt ở bên trái.

Bài trí bàn thờ chuẩn giúp gia chủ nhận được nhiều tài lộc

Bên cạnh đó, cần xếp thêm 5 chén nước theo hình lập phương trên bàn thờ Ông Địa, Thần Tài, điều này tượng trưng cho ngũ phương ngũ hành. Bạn có thể tượng trưng thêm ông có ngậm đồng tiền vàng với buổi sáng quay ra ngoài và tối quay vào bên trong.

Đặt ông cóc (thiềm thừ) theo hướng quay vào bàn thờ với ý nghĩa mang đến nhiều tài lộc, tiền tài cho gia chủ.

Bài trí bàn thờ Ông Địa, Thần Tài phải là những món đồ còn mới hoàn toàn đồng thời chú ý quan tâm dọn dẹp bàn thờ thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ. Theo quan niệm của dân gian, bàn thờ Ông Địa, Thần Tài càng được sắp xếp đúng chuẩn, sạch sẽ thì gia chủ càng đón nhận nhiều sức khỏe, may mắn, tiền tài.

Một số điểm chưa đúng khi bài trí bàn thờ Ông Địa, Thần Tài

Bạn cần chú ý một số điểm chưa đúng sau đây để khi bài trí bàn thờ Ông Địa, Thần Tài sẽ tránh được những sai lầm nhỏ không đáng có:

Không lau sạch sẽ bát hương và 2 ông thần khi mới mua về nhà.

Đặt bàn thờ bừa bãi, không đúng chỗ, bàn thờ không được vệ sinh sạch sẽ, có nhiều bụi bặm.

Không có ông cóc (thiềm thừ) hay đặt không đúng vị trí.

Việc rước Ông Địa, Thần Tài cần được thực hiện, điều chỉnh đúng theo phong tục, nếu quá trình diễn ra quá sơ sài, không chu đáo thì gia đình rất dễ mất lộc làm ăn.

Chú ý tránh những sai lầm khi bài trí bàn thờ Ông Địa, Thần Tài

Bàn thờ Ông Địa, Thần Tài thường được đặt ở phòng khách mỗi ngôi nhà nên việc lựa chọn nội thất phòng khách và bàn thờ sao cho phù hợp là điều rất quan trọng mà mỗi gia đình cần chú ý.

Những thông tin mà chung tôi gửi đến trong bài viết này hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức để lựa chọn bàn thờ Ông Địa, Thần Tài với chất liệu phù hợp cho gia đình đồng thời có thêm kinh nghiệm để bài trí bàn thờ một cách chuẩn xác nhất.

>> Xem thêm: Những kiến thức về gạch bông gió bạn không nên bỏ qua

Nội thất Lương Sơn – nhà sản xuất và thi công nội thất chuyên nghiệp

Mua nội thất giá rẻ: noithatluongson.vn

Tôi và các cộng sự đã kết hợp lại thành lập Nội Thất Lương Sơn đánh sâu vào thị trường phân khúc nội thất bình dân, giá rẻ với tiêu chí mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nội thất hiện đại, giá thành phải chăng
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Liên Quan