Những xu hướng thiết kế nhà bếp đẹp, tinh tế nhất hiện nay

Bạn đang muốn thiết kế không gian nhà bếp đẹp phục vụ cho nhu cầu sống, cũng như đem đến niềm cảm hứng trong mỗi bữa ăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một số thiết kế những mẫu nhà bếp đẹp dành riêng cho gia đình hiện đại.

Tùy thuộc vào diện tích, sở thích,… mỗi căn bếp phù hợp với những kiểu nội thất nhà bếp khác nhau, tuy nhiên luôn cần đảm bảo những yếu tố về thiết kế vị trí, tính an toàn hay phù hợp với phong thủy nhà ở,…

Thiết kế nội thất nhà bếp đẹp ở căn hộ chung cư

Không phải căn hộ chung cư nào cũng có diện tích rộng đê mà thiết kế không gian nhà bếp được như mình mong muốn. Với những chung cư này cần phải chú ý một số vấn đề sau.

Thiết kế nội thất bếp đẹp, hiện đại cho căn hộ chung cư

Phòng bếp nhỏ nhưng tiện lợi

Cần chú ý đến nguyên tắc sắp xếp vật dụng nhà bếp hợp lý theo diện tích mà vẫn đảm bảo được công năng sử dụng. Hiện nay, có rất nhiều căn hộ thiết kế phòng ăn thông với phòng khách.

Xu hướng hiện nay, các căn hộ chung cư thường thiết kế phòng ăn thông với phòng khách. Bởi vậy, việc xử lý mùi thức ăn được các gia chủ hết sức quan tâm. Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng cách lắp đặt thêm hệ thống thông gió và tạo không gian thoáng mát. Giúp khử mùi nhanh, phân tán mùi khi nấu ăn, không lưu lại mùi dầu mỡ và thực phẩm trong nhà.   

Tính vệ sinh gọn gàng cũng chính là tiêu chuẩn đầu tiên khi thiết kế nội thất căn nhà nói chung và nhà nhà bếp nói riêng. Để phòng bếp sạch và ngăn nắp, gia chủ không nên kê quá nhiều đồ đạc, tránh ảnh hưởng đến sự thông thoáng và che lấp đi ánh sáng tự nhiên. 

Nên chọn chất liệu phẳng cho mặt trần và tường của phòng bếp, để tiện lợi cho việc vệ sinh và lau chùi hàng ngày.

Nếu bạn muốn tận dụng mặt sàn là nơi chế biến thức ăn thì nên chọn những loại gạch lát sàn là Ceramic hoặc đá tự nhiên để không gây sây sát đến sàn nhà. Ngoài ra, tủ bếp nên được làm bằng những vật liệu bền như các loại gỗ tự nhiên, gỗ óc chó hoặc inox.

6 nguyên tắc khi thiết kế nội thất phòng bếp

Tam giác bếp

Tam giác bếp chính là nguyên tắc được các kiến trúc sư thiết kế nội thất ứng dụng khá nhiều trong những năm qua. Tam giác bếp được thiết kế gồm: không gian nấu ăn, bồn rửa và tủ lạnh.

Nguyên tắc để thiết kế tủ bếp đẹp, sang trọng

Tam giác này không nên vượt quá 6m để đảm bảo sự tiện lợi cũng như dễ dàng di chuyển khi nấu ăn, dọn dẹp của người đứng bếp.

Các tam giác được sắp xếp theo hình dáng chữ cái như U, L, hoặc song song hay cùng trên một đường thẳng tùy theo cấu trúc của nhà bếp. Nếu dáng chữ U, gia chủ có không gian nấu được đặt một bên, bên còn lại là tủ lạnh và bồn rửa nằm ở giữa.

Lựa chọn sàn bếp bền bỉ

Trong thiết kế nội thất nhà bếp, sàn bếp là yếu tố nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Sàn bếp có tốt thì việc nấu nướng mới thuận lợi, đồng thời đây cũng là nơi đảm bảo sự sạch sẽ, vệ sinh để bữa ăn thêm thơm ngon, sạch lành. 

Trong giai đoạn lựa chọn chất liệu cho mặt sàn bếp, hãy chú ý đến những chất liệu dễ dàng lau chùi kèm theo chất lượng bền bỉ. Bạn chắc hẳn sẽ không muốn sàn bếp dễ bị hư hỏng. 

Ngoài ra, thay đổi sàn bếp cũng là một việc lớn, vì thế hãy chọn những chất liệu chịu được các va, đập. Đừng nên vội vàng lựa chọn những mẫu sàn bếp bóng bẩy, bởi bạn sẽ rất dễ bị trượt chân do chúng khá trơn. 

Chọn màu sắc thiết kế nội thất nhà bếp

Các tông màu tối luôn đem đến sự sang trọng, cũng giúp dễ dàng giữ vệ sinh nhà bếp. Tuy nhiên, nhà bếp có màu tối lại có nhược điểm dễ tạo cảm giác diện tích bị thu nhỏ lại, vì thế gia chủ không nên chọn màu này làm màu chủ đạo cho không gian.

Chỉ nên sử dụng màu tối như những nét chấm phá, nổi bật giữa nền màu tươi sáng sẽ tạo hiệu quả cao về mặt thị giác. Cụ thể, những nét “chấm phá” này có thể là các phụ kiện trong bếp hay món đồ đặc biệt. Về màu chủ đạo, nên chọn tông màu tự nhiên, sáng mà vẫn thân thiện, hài hòa.

Ốp tường và mặt/kệ bếp đảm bảo tính thực dụng

Các lựa chọn cho kệ/mặt bếp đã được mở rộng hơn, giúp gia chủ có nhiều lựa chọn hợp với túi tiền và đa dạng về mặt thẩm mỹ. Nhưng dù là chất liệu nào thì nguyên tắc hàng đầu khi chọn kệ/mặt bếp là phải đảm bảo chịu đựng được nhiệt độ cao và có đồn bền bỉ theo thời gian.

Về ốp tường bếp cũng không là ngoại lệ. Dù với chất liệu gạch ốp hay giấy dán tường hoặc sơn màu, chủ nhà cần đưa ra tiêu chí: dễ dàng vệ sinh, bảo quản và độ bền cao.

Lưu ý ánh sáng trong nhà bếp

nhà bếp

Thiết kế nhà bếp với ánh sáng hợp lý

Khi sắp xếp nội thất nhà bếp, gia chủ có thể xem xét lắp đèn thả trần trang trí hoặc đèn thông dụng. Kèm theo đó là đèn ở các khu vực nấu ăn như bồn rửa bát và bếp nấu. 

Gia chủ cũng có thể xem xét lắp công tắc chỉnh độ sáng dimmer để tận dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày. Nếu muốn căn bếp trông sáng sủa hơn, chủ nhà nên chọn đèn chất liệu thủy tinh thắp ở khu nấu ăn và tủ bếp.

Cất giữ dụng cụ gọn gàng

Bày biện ít dụng cụ sẽ khiến khu nhà bếp của mình gọn gàng hơn. Hãy cất đi những món đồ ít dùng tới, tối giản đồ vật trên kệ bếp để tạo cảm giác thông thoáng hơn.

Mội số lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp đẹp

Phòng bếp là không gian nấu ăn hàng ngày cho mỗi gia đình, việc thiết kế nội thất phòng bếp không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà nó cũng đảm bảo tính thẩm mỹ luôn phù hợp về mặt phong thủy.

Thiết kế nội thất nhà bếp đẹp cần lưu ý một vài điều cơ bản

Nguồn ánh sáng phù hợp

Ánh sáng đèn là hoàn toàn cần thiết, nhưng đối với một căn bếp thì nguồn ánh sáng thiên nhiên là rất cần thiết. Bạn nên bố trí cửa sổ hướng ra vườn hoặc có thể là một cửa sổ nhỏ ở gần vị trí đun nấu, hệ thống đèn trang trí, ánh sáng trước mặt để đảm bảo sự tiện nghi và tránh cảm giác có bóng chiếu trong quá trình nấu nướng.

Bố trí nội thất khoa học

Đây là một yếu tố cơ bản ai cũng cần nắm rõ khi bắt tay vào thiết kế và bố trí nội thất nhà bếp. Nội thất trong không gian này cần sự tiện nghi và khoa học nhất, có chức năng và khoảng cách phù hợp. 

Không nên đặt những vật dụng không cần thiết gây mất diện tích hay nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Phải có không gia trống

Dù có muốn ôm đồm bao nhiêu thứ nội thất hay vật dụng vào căn bếp đi nữa, bạn hãy luôn nhớ tạo cho mình cũng như các thành viên trong gia đình những khoảng trống thích hợp, tạo không gian nấu nướng thoải mái, thoáng đãng.

Mọi ngóc ngách của căn phòng đều cần có sự tận dụng diện tích một cách phù hợp nhất, giảm thiểu tối đa bụi bẩn, bí bách, sự lộn xộn và thiếu ngăn nắp trong căn phòng.

Mang lại tính an toàn

Khi thiết kế và sắp xếp bất kỳ một không gian nào trong nhà cũng cần lưu ý đến tính an toàn của căn phòng ấy, đặc biệt đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Bàn ghế cần có các góc bo tròn hiện đại và an toàn, sàn nhà chống trơn trượt,… đảm bảo hệ thống điện nước an toàn, chống cháy nổ tối đa cho không gian phòng bếp. Khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, lò vi sóng, tủ lạnh,.. cần sắp xếp vị trí khoa học và đảm bảo sự tiện nghi trong quá trình sử dụng.

Đảm bảo yếu tố phong thủy

Điều tối kỵ khi thiết kế nội thất phòng bếp là đặt vị trí bếp nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ bởi dễ bị gió lùa, không đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí” lại rất dễ gây hỏa hoạn. Bếp cũng cần cách xa phòng ngủ, vì bếp nóng bức, khói dầu mỡ nhiều, người hít phải nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi thiết kế nội thất nhà bếp, bạn làm theo những tiêu chí trên là bạn đã có một không gian nội thất nhà bếp phong cánh sang trọng, hợp phong thủy nội thất gia đình. Chúc các bạn thành công trong việc tạo nên thội thất đẹp cho gia đình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin Liên Quan