Ván dăm hay PB – Particle Board là một chất liệu được sử dụng khá nhiều trong thiết kế nội thất. Với nhiều ưu điểm cũng như công dụng, ván dăm mang đến cho người dùng những sản phẩm nội thất cực kỳ chất lượng và thẩm mỹ. Để có cái nhìn tổng thể về chất liệu này, bạn đừng bỏ lỡ thông tin dưới đây.
Trong thiết kế nội thất, chất liệu càng tốt và càng dễ tìm thì sẽ càng tạo được lợi thế về giá thành cũng như tiện lợi trong khâu sản xuất. Do đó, chất liệu Particle Board – ván dăm không nghi ngờ chính là lựa chọn hàng đầu của các đơn vị sản xuất nội thất trong và ngoài nước. Cùng Lương Sơn tìm hiểu ngay những điều cần biết về ván dăm để hiểu thêm về chất liệu này cũng như ứng dụng của ván dăm trước khi chọn mua nội thất nhé!
Mục lục nội dung
Particle Board là gì?
Particle Board được viết tắt là PB, còn được gọi bằng cái tên khác là Okal. Tại Việt Nam, chất liệu quen thuộc này được gọi là ván dăm. Ván dăm thực chất là cốt gỗ có nguồn gốc từ những loại gỗ rừng trồng, ví dụ như cao su, bạch đàn, keo,… Các loại gỗ này nghiền nát thành những dăm gỗ sau đó trải qua quy trình trộn hóa chất, ép sấy để có bề dày đúng với yêu cầu sử dụng. Loại ván dăm này được ứng dụng khá rộng rãi với việc phủ bề mặt sản phẩm, đặc biệt trong xây dựng và thiết kế, trang trí nội thất.

Lịch sử hình thành và phát triển của Particle Board
Ván gỗ dăm Particle Board có nguồn gốc từ nước Đức từ năm 1932, được phát minh ra bởi một người phi công lái máy bay của quân đội Đức, đồng thời là nhà phát minh tên là Himmelheber. Tấm ván dăm đầu tiên được tạo ra tại nhà máy ở Bremen – Đức với nguyên liệu chính là vỏ bào, mùn cưa, vụn gỗ cùng với một loại keo đặc biệt.
Mặc dù vậy, ván gỗ dăm chỉ được phát triển và trở thành một ngành công nghiệp sau năm 1945. Từ Đức, ngành công nghiệp này bắt đầu lan rộng ra các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Áo, Phần Lan, Ý,… và sản lượng ván dăm tại Châu Âu chiếm đến 2/3 thế giới. Cho đến nay, ván dăm đã có mặt và được nhiều quốc gia sản xuất nhưng chất lượng khác nhau.
Thành phần cấu tạo ván gỗ dăm
Particle Board có thành phần chính bao gồm gỗ, keo. Trong đó:
– Gỗ hay chính xác là vụn gỗ chiếm đến 80%. Chủ yếu là gỗ bạch đàn, gỗ keo, gỗ cao su hoặc các phế liệu gỗ như phoi bào, vỏ bào, mùn cưa, bia bắp,… Nếu là những loại gỗ tự nhiên nguyên khối thì gỗ sẽ được băm nhỏ thành các dăm. Ngoài ra, người ta có thể thay thế gỗ bằng các thực vật chứa Lignin và Cellulose như cây gai dầu, cây lanh, bã mía, rơm, rạ, thân cây bông,…
– Keo Urea Formaldehyde chiếm khoảng 9% đến 10%. Loại keo này có khả năng liên kết cũng như chống ẩm, chống thấm hiệu quả. Bên cạnh đó, xi măng và thạch cao cũng được thêm vào nếu muốn ván dăm có khả năng chống cháy.
– Nước chiếm từ 7% đến 10%. Các chất phụ gia như Parafin hay chất làm cứng,… có tỷ lệ khoảng 0.5%.
Tính chất vật lý và đặc điểm nổi bật của Particle Board
Đặc điểm bên ngoài của ván dăm ở màu sắc thường là màu vàng, nâu đặc trưng của gỗ. Một số loại ván dăm chống ẩm còn có màu xanh, ván chống cháy thì có màu đỏ. Khi bóc lớp phủ melamine hoặc acrylic bên ngoài thì bên trong sẽ lộ ra dăm gỗ. Ở dạng tấm, ván dăm khá trơ và ổn định. Theo thời gian, chất liệu này có thể tự hủy sinh học.

Ván dăm không có mùi đặc trưng. Tỷ trọng trung bình của tấm ván khoảng từ 650 kg/m3 – 750 kg/m3. Thông thường độ dày của ván được chia thành 9mm, 12mm, 17mm, 18mm, 25mm. Khổ ván dăm thường được sử dụng là 1220 mm x 2440 mm và 1830 mm x 2440 mm. Ngoài ra, còn có những tấm có khổ 1530 mm x 2440 mm hoặc 1830 mm x 2440 mm.
Quy trình sản xuất ván dăm
Quy trình sản xuất Particle Board chuyên nghiệp quyết định đến chất lượng của ván dăm. Do đó, cần phải tuân thủ những bước sau đây:
Bước 1: Chọn lọc nguyên liệu gỗ và băm nhỏ. Như đã giới thiệu gỗ có thể là gỗ rừng trồng như cao su, bạch đàn, gỗ keo,… nguyên khối hoặc cắt khúc. Gỗ phải được loại bỏ mối mọt đục khoét sau đó đưa vào máy băm để được các dăm gỗ nhỏ.
Bước 2: Sấy dăm gỗ ở mức nhiệt quy định để không chứa độ ẩm quá cao ảnh hưởng đến chất lượng ván gỗ khi hình thành.
Bước 3: dăm gỗ sau khi sấy sẽ được sàng lọc để chia ra những kích thước khác nhau. Kích thước dăm gỗ đồng đều sẽ tiện cho việc ép sấy ở các bước kế tiếp.
Bước 4: Dăm gỗ được lọc ra sẽ trộn với keo dính cùng các chất phụ gia theo tỷ lệ nhất định và được mang đi tạo hình. Yêu cầu tạo hình ván dăm tùy theo thông số về mật độ và độ dày.
Bước 5: Sau khi được ép sơ, ván sẽ được cắt theo hình chữ nhật với độ dài tiêu chuẩn. Tiếp tục. Ván được mang đi ép nóng dưới nhiệt độ cũng như áp suất cao để có những tấm ván cứng và mịn.
Bước 6: Ở bước cuối cùng, ván hình thành sẽ được xén cạnh nhằm hoàn thiện, đồng thời bề mặt ván được mài nhẵn và kiểm tra chất lượng.
Các loại cốt ván dăm
Ván dăm Particle Board được chia thành hai loại cốt chính là cốt gỗ ván thường và cốt gỗ chống ẩm.
– Cốt gỗ thường: là loại cốt gỗ không có khả năng chống ẩm, các tiêu chuẩn về kích thước độ dày như bình thường nhưng có thể bị hư hỏng nhanh trong quá trình sử dụng, đặc biệt khi ở trong môi trường ẩm ướt.
– Cốt ván dăm chống ẩm: là loại cốt lõi xanh được trộn thêm các chất phụ gia nên có khả năng ngăn ngừa và tránh được sự tác động của thời tiết hiệu quả hơn cốt gỗ thường. Cốt gỗ chống ẩm có khả năng giảm độ hút nước, chống trương nở và có khả năng chịu lực tốt.

Ngoài ra, trong quá trình nén và ép, các dăm gỗ sẽ có tỷ lệ phân bố khác nhau. Do đó, người ta còn chia ván dăm theo tỷ lệ mật độ dăm gỗ thành các loại như thấp, trung bình và cao. Những ván dăm mật độ thấp sẽ mềm hơn ván có mật độ dăm gỗ cao.
Ưu và nhược điểm của ván dăm
Ưu điểm
Đầu tiên, có thể thấy được vì sử dụng các loại gỗ sẵn có và dễ dàng trồng được. Cũng như nguyên liệu đầu vào giá thành tương đối rẻ nên thành phẩm là ván dăm Particle Board cũng có giá thành thấp hơn các loại gỗ ép công nghiệp như MDF hay HDF. Đối với khách hàng tại Việt Nam thì đây là chất liệu gỗ có mức giá vô cùng phù hợp.
Về đặc điểm, ván dăm có độ mịn, phẳng bề mặt và có màu sắc tương đối thẩm mỹ. Độ bền và độ cứng của ván dăm cũng được chứng minh là tương đối cao. Nhờ đó, trong việc gia công, sản xuất nội thất vẫn chiếm được ưu thế nhất định. Hơn thế, nhờ bề mặt mịn nên khi cần ép melamine hoặc laminate trang trí không quá khó khăn.
Ván dăm có khả năng bám vít và ốc, đinh rất tốt nên tiết kiệm được thời gian thi công, sản xuất. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng chống cong vênh và mối mọt, chống thấm nên sản phẩm nội thất sản xuất ra có thể sử dụng trong thời gian dài.
Nhược điểm
Mặc dù có những ưu điểm như trên nhưng ván dăm cũng không tránh khỏi một số nhược điểm như chịu tải trọng kém hơn những loại gỗ công nghiệp khác. Vì thế, sử dụng để sản xuất các vật dụng đòi hỏi chịu tải trọng lớn như kệ để hồ sơ, kệ hàng cho kho bãi,… thường sẽ không được xem xét đến chất liệu này.
Điểm thứ hai là vì thành phần chủ yếu là dăm gỗ nên việc cắt ván ép Particle Board có khả năng bị sứt mẻ khá lớn. Việc này đòi hỏi thợ thi công phải cực kỳ khéo lép trong quá trình làm việc.
Tiếp theo là tính chịu nước của ván dăm cũng kém hơn những loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp khác. Mặc dù có cốt gỗ chống ẩm nhưng nếu bị nước bề mặt trong thời gian dài thì các sợi gỗ vẫn có thể bị ngấm nước, phồng và trương nở.
Tuổi thọ của ván dăm kém hơn các loại gỗ công nghiệp khác. Cần sử dụng cẩn thận và bảo quản kỹ lưỡng.
Ứng dụng của ván dăm
Particle Board sau khi được phủ bề mặt bằng Melamine, Laminate, Acrylic hay Veneer,… thường được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Sự đa dạng về màu sắc, thậm chí giả vân gỗ cho phép tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất.

Những loại cốt gỗ thường, không chống ẩm thì ứng dụng chủ yếu ở những không gian thoáng đãng, không tiếp xúc với nước như phòng ngủ, phòng làm việc. Các sản phẩm mà bạn dễ dàng bắt gặp là tủ quần áo, tủ giày, kệ trang trí phòng ngủ, bàn ghế văn phòng, bàn học sinh, giá sách,…
Những loại cốt gỗ chống ẩm, đặc biệt ván dăm có tỷ trọng cao, cứng và dày nặng thì sử dụng cho không gian phòng khách, phòng bếp cực kỳ hợp lý. Trong đó các sản phẩm nội thất vô cùng phong phú có thể kể đến là tủ bếp, tủ âm tường, cửa phòng, bàn trà,…
Hiện nay, xu hướng sử dụng nội thất ván dăm tương đối phổ biến. Các gia đình cũng như doanh nghiệp lựa chọn nội thất gỗ Particle Board có thể tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể. Hơn thế, so với thời gian sử dụng thì có thể nói sản phẩm đa dạng, nhiều chức năng đáp ứng được đa số nhu cầu của người dùng.
Tại Việt Nam, ván gỗ dăm không chỉ được dùng để làm nội thấy chuyên dụng mà còn được dùng trong xây dựng để ốp bề mặt, ví dụ như ốp tường, sàn. Đây cũng là một phương pháp để thiết kế và trang trí nội thất một cách vô cùng hiệu quả.
Từ những thông tin đã được chia sẻ, hẳn các bạn cũng đã hiểu được về cấu tạo, ưu nhược điểm của ván gỗ dăm Particle Board cũng như những ứng dụng thực tiễn của loại chất liệu này rồi. Đây sẽ là một sự lựa chọn khá ổn nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí khi sắm sửa nội thất gia đình. Hãy cân nhắc chọn mua nội thất ván dăm ở những đơn vị uy tín để sở hữu sản phẩm ưng ý nhé! Chúc các bạn có một không gian sống và làm việc chất lượng!
Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn