Không gian bếp là nơi “giữ lửa” trong gia đình bạn. Không chỉ đóng vai trò hỗ trợ chế biến ra những món ăn ngon mà phong thủy phòng bếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiền tài, sức khỏe, sự nghiệp của các thành viên trong gia đình. Vậy bạn đã biết những nguyên tắc thiết kế phòng bếp đúng phong thủy hay chưa? Đừng bỏ qua những thông tin đến từ Nội thất Lương Sơn nhé!
Bất kỳ một không gian nào trong căn nhà cũng có thể liên quan đến cuộc sống, tình cảm, các mối quan hệ của bạn. Phòng bếp cũng không ngoại lệ, đặc biệt khi đây còn là nơi tập trung của hành Hỏa – một trong ngũ hành thể hiện sự ấm áp, nhiệt huyết. Chính vì vậy, cân bằng phong thuỷ phòng bếp là việc làm vô cùng quan trọng để ổn định trạch vận. Dưới đây là những cách sắp xếp, lựa chọn và bố trí phòng bếp để thu hút tài lộc, tránh những điều rủi ro.
Mục lục nội dung
Tầm quan trọng của phong thuỷ phòng bếp
Theo quan niệm từ xa xưa, bếp có vai trò quyết định sự thịnh vượng cho cả gia đình. Bếp là nơi giữ lửa, giữ sự ấm cúng, sum vầy cho mọi gia đình. Bếp còn là nơi cung cấp những bữa ăn, nơi đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình. Theo khoa học phong thuỷ, bếp là một trong ba không gian quan trọng của ngôi nhà, được ví như dạ dày trong cơ thể người và giữ lại nguồn tài lộc.

Chính vì lẽ đó, ngày nay, khi xây dựng một căn hộ, người ta vô cùng chú trọng việc sắp xếp, bố trí và giữ gìn phòng bếp. Các chuyên gia thiết kế nội thất cho rằng, một căn bếp đúng phong thủy là cần hội tụ đầy đủ các yếu tố ánh sáng, không khí, màu sắc, chất liệu và kiểu dáng nội thất phù hợp. Đồng thời, vị trí đặt để của các sản phẩm trong phòng cũng phải hài hòa, cân xứng và giúp cho tài lộc hanh thông.
Những quy tắc bố trí phong thuỷ phòng bếp
Hướng ảnh hưởng đến phong thủy phòng bếp
Điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm để có một căn bếp hợp phong thủy chính là hướng của nhà bếp. Hướng bếp thường được xác định bằng cách dựa vào hướng lưng của người dùng. Nghĩa là, người đứng nấu quay lưng về hướng nào thì đó là hướng của bếp.
Hướng tốt nhất để đặt bếp đó là phía Đông hoặc Đông Nam. Bản chất bếp là mệnh Hoả và với thiết kế bếp hiện đại ngày nay thì có thêm bồn rửa thuộc hành Thuỷ. Đông và Đông Nam là mà hai hướng thuộc hành Mộc. Theo quy tắc phong thuỷ thì Mộc sinh Hoả, Thuỷ sinh Mộc, vì vậy ba hành này có thể tương trợ, bổ sung cho nhau. Bên cạnh đó, việc đặt bếp ở hướng nào cũng còn tùy thuộc vào hướng của cửa nhà. Bếp ngược hướng sẽ khiến hao tài, mất lộc và gây gổ trong gia đình.
Trong phong thuỷ phòng bếp, người ta kiêng kỵ đặt bếp ở hướng Nam. Vì hướng Nam là thuộc hành Hoả, mà lửa thêm vào lửa sẽ gây hoả hoạn, làm hao hụt tiền tài. Tuy nhiên, một số người sẽ dựa trên cung mệnh của gia chủ để có hướng đặt phù hợp cho phòng bếp.

Căn cứ theo ngũ hành thì gia chủ mệnh Kim nên đặt tủ bếp ở hướng Tây, gia chủ mệnh Thổ nên đặt bếp ở hướng Tây bắc hoặc Đông nam, gia chủ mệnh Mộc nên đặt bếp hướng Nam, Đông, Đông Nam, gia chủ mệnh Thủy có thể đặt bếp nấu ở hướng Bắc, Tây Bắc và cuối cùng, gia chủ mệnh Hỏa có thể đặt bếp ở hướng Đông Bắc hoặc Tây nam.
Căn cứ theo tuổi của gia chủ thì hướng bếp, hay chính xác hơn là hướng của tủ bếp sẽ được xác định nằm ở các mệnh như: Gia chủ có tuổi thuộc Đông tứ mệnh nên đặt bếp ở hướng Bắc, Đông Nam, Đông và hướng Nam. Gia chủ có tuổi thuộc Tây tứ mệnh thì nên đặt bếp pử các hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây hoặc Tây Nam.
Vị trí của bếp cũng thường nằm ở gần cuối của căn nhà, bởi bếp đặt giữa nhà hay dưới xà ngang sẽ gây nên sự bất an, hao tài tốn của cũng như lưu thông những nguồn năng lượng xấu cho các không gian khác.
Thiết kế không gian có ảnh hưởng đến phong thủy phòng bếp
Luồng khí vận chuyển trong bếp rất quan trọng đối với phong thuỷ phòng bếp. Do vậy, các kiến trúc sư luôn khuyến khích thiết kế phòng bếp thông thoáng. Một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh nắng sẽ tạo nên cảm giác ấm áp, xoa tan âm khí. Điều đó rất tốt cho sức khoẻ và mặt phong thuỷ.
Phòng bếp cần phải đặt ở vị trí đảm bảo ánh sáng hài hòa, phải có cửa thông gió, tránh bị quá tối tăm, ẩm thấp. Bếp không nên bị nhìn trực diện từ cửa phòng khách, bên ngoài cổng hay đối diện nhà vệ sinh. Đồng thời, vị trí của bếp còn phải tránh gió và tránh những nơi bị đường đi. Nếu gian bếp lộ ra ngoài thì sẽ bất lợi về mặt tài lộc cho gia chủ. Nếu căn nhà của bạn đang có thiết kế phòng bếp như vậy thì có thể khắc phục bằng cách sử dụng vách ngăn phòng hay quầy bar để phân chia ranh giới của bếp và phòng khách.

Toàn bộ không gian phòng bếp phải đảm bảo nằm ở nơi sạch sẽ, cao ráo và không bị nước hay dột. Ngày nay, thiết kế của phòng bếp và phòng ăn thường nằm ở chung một không gian. Vì thế, việc thiết kế phong thuỷ phòng bếp hợp lý sẽ giúp kéo các thành viên lại gần nhau hơn. Ngược lại, những căn bếp thiếu sinh khí hay nhiều năng lượng tiêu cực sẽ khiến cho mối quan hệ trong gia đình xung đột, bất hòa. Cuối cùng, hãy luôn làm sạch phòng bếp của bạn để nguồn năng lượng tốt luôn được lưu thông.
Lựa chọn sản phẩm nội thất phù hợp phong thủy phòng bếp
Tủ bếp
Thiết kế của tủ bếp hiện nay vô cùng đa dạng và hiện đại. Sản phẩm này bao gồm phần kệ tủ có bếp nấu và có thể bổ sung thêm tủ, kệ treo tường. Để có một tủ bếp hợp phong thủy thì trước hết, bạn phải xác định được vị trí đặt. Như đã nói ở trên, tủ bếp nên có hướng trùng với hướng của cửa chính. Bên cạnh đó, tủ cũng cần được kê tựa vào tường, góc tường nhằm tạo nên điểm tựa chắc chắn và ổn định. Tủ càng ổn định thì càng giữ gìn được vượng khí cho không gian bếp.
Việc xác định tủ bếp có hợp phong thủy phòng bếp hay không sẽ dựa trên yếu tố kích thước. Với những thiết kế tủ có cả phần dưới và phần treo tường thì kích thước sẽ được đo theo thước Lỗ ban cho cả phần tủ dưới và tủ trên. Theo đó, độ rộng của mặt tủ thường từ 61 cm đến 66 cm và chiều cao của tủ trên tính từ mặt sàn khoảng 180 cm đến 186 cm. Riêng mặt tủ bếp dưới sẽ có độ cao 81 cm đến 90 cm tính từ mặt sàn để đảm bảo phù hợp với vóc dáng của người dùng.

Độ dài của tủ bếp sẽ tùy thuộc vào kích cỡ của căn phòng và kiểu dáng. Những mẫu tủ bếp chữ U hay chữ L sẽ có diện tích bề mặt rộng hơn. Còn những mẫu tủ chữ I hay có đảo bếp riêng thì thường có độ dài không quá lớn, được phân chia hợp lý để đảm bảo tính cân xứng cho không gian.
Màu sắc cũng là một yếu tố cần quan tâm của tủ bếp để hợp phong thủy phòng bếp. Việc chọn màu theo mệnh của gia chủ có lẽ đã quá quen thuộc với người dùng. Tùy thuộc vào năm sinh, người ta sẽ xác định được bản mệnh. Mỗi mệnh theo ngũ hành lại có những màu tương sinh, tương hợp mà bạn có thể lựa chọn. Việc chọn tủ bếp có màu sắc hài hòa với mệnh sẽ giúp gia chủ và các thành viên có cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc và may mắn.
Cụ thể, những người mệnh Kim nên chọn tủ bếp màu trắng, vàng kim, ánh bạc, nâu đất,… Những màu sắc này sẽ mang đến sự thuận lợi, may mắn và hanh thông trong cuộc sống, công việc, sự nghiệp. Những người mệnh Mộc nên chọn màu xanh lam đậm hoặc nhạt, có thể kết hợp thêm màu đen hoặc xanh lá để giúp căn bếp thêm ấn tượng và vượng khí.
Những người mệnh Thủy nên sử dụng màu trắng, ánh bạc hoặc vàng đạm cho tủ bếp thêm phần sinh khí. Những người mệnh Hỏa có thể chọn các màu đỏ trẻ trung, màu xanh lá, màu hồng, tím để làm tủ bếp. Những người mệnh Thổ có thể chọn màu nâu đất, vàng đậm, đỏ, đen,… kết hợp với nhau để có một phòng bếp đúng phong thủy.
Bàn ăn
Là một trong những sản phẩm nội thất không thể thiếu của phòng bếp, bàn ăn ngày càng được nhiều gia đình sử dụng. Một chiếc bàn được lựa chọn tỉ mỉ và phù hợp không những tăng hương – sắc – vị cho món ăn mà còn làm cho tất cả mọi người đều thoải mái. Đồng thời, đây cũng là nơi mà các thành viên có thể ngồi lại với nhau, cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui và tâm sự. Đặc biệt hơn cả, chọn bàn ăn theo phong thủy phòng bếp vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp nguồn năng lượng của mọi người đều trở nên tích cực hơn.
Để có bàn ăn chuẩn phong thủy thì trước hết bạn sẽ cần kiểm tra hình sáng và kích thước của bàn. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại bàn ăn khác nhau nhưng để chắc chắn nhất thì bạn cần phải sử dụng thước Lỗ ban để đo đạc chiều dài, chiều rộng (với bàn tròn thì đo đường kính) và độ cao của bàn. Yêu cầu đối với kích thước của bàn ăn là không được quá lớn so với phòng ăn và bếp. Đồng thời, các thông số của bàn phải rơi vào những cung tốt trên thước Lỗ ban.

Ngoài ra, chọn bàn ăn hợp phong thủy phòng bếp cũng cần phải căn cứ theo mệnh của gia chủ. Từ màu sắc, hình dáng và chất liệu bàn đều có những thiết kế tương ứng với mệnh. Cụ thể như:
- Gia chủ mệnh Kim nên chọn bàn có chất liệu sắt, thép, inox, kết hợp với mặt bàn gốm, sạch, đá, kính,… màu sắc bàn có thể là xám, ghi, trắng bạc hay trắng, vàng, nâu đất. Hình dáng bàn nên chọn là chữ nhật, vuông hoặc tròn. Bạn cũng có thể chọn các mẫu bàn đa năng.
- Gia chủ mệnh Mộc nên chọn các thiết kế bàn từ chất liệu gỗ, tre, kính và thủy tinh. Hình dáng bàn nên là hình bầu dục, hình trụ dài hoặc có gợn sóng. Màu sắc nên chọn cho bàn ăn là xanh lá, xanh dương hoặc màu đen.
- Gia chủ mệnh Thủy có thể chọn bàn ăn được làm từ sắt, thép, inox, thủy tinh hay kính. Hình dáng thích hợp nhất là tròn hoặc có các đường lượn sóng. Màu sắc chủ đạo nên là xanh dương, đen, trắng hoặc ánh kim.
- Gia chủ mệnh Hỏa có thể sở hữu bàn ăn làm từ chất liệu gỗ, tre, nhựa,… Với hình dáng nên chọn là hình trụ, các hình có góc nhọn và sử dụng màu chủ đạo là xanh lá, hồng, đỏ, tím,…
- Gia chủ mệnh Thổ nên lựa chọn những chất liệu bàn ăn làm từ gốm, nhựa, đá, gạch,… màu sắc có thể là nâu đất, vàng, đỏ hay cam, tím, hồng. Hình dáng bàn ăn nên chọn là vuông, chữ nhật, tam giác hay các hình dáng có góc nhọn.
Có một số lưu ý khi chọn mua và bố trí bàn ăn mà bạn cần phải quan tâm. Ví dụ như hướng đặt bàn cũng phải nằm ở các hướng cát lợi dựa trên mệnh của chủ nhà. Bàn nên được đặt ở những vị trí tránh cửa ra vào. Vì có thể gây bất tiện trong quá trình di chuyển, đồng thời cũng khiến người ngoài nhìn vào bàn, giảm sự riêng tư của bữa ăn.
Bàn ăn cũng kiêng kỵ đặt ở đối diện nhà vệ sinh vì sẽ gây mất thẩm mỹ và bữa ăn mất ngon. Đồng thời, cũng tránh để bàn đối diện nơi thờ cúng để không phạm đến các đấng thần linh. Bàn ăn sau khi sử dụng nên gọn gàng, không để những vật dụng lộn xộn không cần thiết lên bàn. Và trên hết, bạn nên lựa chọn số lượng ghế phù hợp, nên là số chẵn. Không đặt ghế ăn ở dưới đèn trần trong khi sử dụng.
Các vật dụng khác có ảnh hưởng đến phong thủy nhà bếp
Tủ lạnh
Ngoài tủ bếp và bàn ăn thì bạn cũng không thể bỏ qua những vật dụng nội thất khác như tủ lạnh. Vị trí đặt tủ lạnh cần phải cân nhắc để không phạm vào kiêng kỵ phong thủy phòng bếp. Bạn nên tránh đặt tủ lạnh ở gần bếp nấu hay bàn thờ ông táo. Vì hai nơi này tượng trưng cho hành Hỏa, còn tủ lạnh lại thuộc hành Thủy nên dễ xung khắc nhau. Bạn có thể đặt tủ lạnh ở vị trí vuông hóc tủ bếp và cách xa bếp gas, bếp từ.
Bồn rửa
Bồn rửa thuộc hành Thủy, vì vậy cũng kiêng kỵ đặt gần bếp nấu hay lò vi sóng, lò nướng,… Với thiết kế tủ bếp hiện đại, thường thì bồn rửa và bếp được đặt trên cùng một mặt tủ. Tuy nhiên, bạn nên để bồn cách xa bếp và ở giữa có kệ hoặc cây xanh chắn ngang để hóa giải sự khắc nhau của Thủy và Hỏa.
Kệ nhà bếp
Hiện nay, kệ nhà bếp được khá nhiều gia đình sử dụng bởi tính tiện dụng của nó. Những chiếc kệ đa năng được làm từ chất liệu sắt sơn tĩnh điện hoặc thép không gỉ, kết hợp với gỗ công nghiệp vô cùng gọn gàng. Bạn hoàn toàn có thể phân chia các thiết bị bếp như lò vi sóng, lò nướng, nồi cơm điện,… trên những kệ này vừa tăng diện tích sử dụng, giúp không gian them rộng rãi lại vừa đảm bảo tính phong thủy cho phòng bếp.
Những điều kiêng kỵ khi sắp xếp phong thủy phòng bếp
Cửa nhà bếp chiếu thẳng vào phòng ngủ
Trong phong thuỷ, việc cửa bếp chiếu thẳng vào cửa phòng ngủ là một tượng hung. Điều này ảnh hưởng đến người sống trong phòng, gây ra sự căng thẳng về thần kinh. Để khắc phục trong trường hợp này cần đặt chậu cây ở góc cửa nhằm hút bớt hoả khí do bếp phát ra. Từ đó sẽ giảm bớt sự ảnh hưởng của bếp tới phòng ngủ.

Sàn nhà bếp cao hơn sàn nhà chính
Khi sàn bếp cao hơn sàn các phòng khác không chỉ phạm phong thuỷ phòng bếp mà còn gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong việc vệ sinh. Bên cạnh đó, sàn nhà bếp cao hơn, khi bước xuống phòng ngủ và phòng khách sẽ làm cho vượng khí không đọng lại trong nhà mà thất thoát, tài lộc giảm sút. Nên thiết kế phòng bếp có sàn bằng hoặc thấp hơn để luồng vượng khí dễ dàng tràn vào nhà và được lưu giữ lại.
Đặt bếp chéo góc
Bếp nên được đặt tựa và tường thay vì chéo góc, vì điều này khiến cho bếp không vững chắc, không ngay ngắn. Theo phong thuỷ, góc chéo sẽ làm cho luồng khí khó lưu thông, gây bất lợi trong sinh hoạt gia đình, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tiền tài. Bên cạnh đó, góc chéo được xem là nơi thiếu thốn, trái ngược với sự ấm no sung túc mà bếp mang lại. Vậy nên khi đặt bếp ở đây không hợp phong thuỷ phòng bếp, mang đến nhiều chuyện xui xẻo, gia đình lục đục.
Đèn bếp mờ ảo
Không gian rộng và thoáng đãng rất thích hợp với nhà bếp. Việc sử dụng đèn mờ ảo sẽ khiến cho bếp trở nên ngột ngạt và u ám. Nếu bạn không thể bố trí được ánh sáng tự nhiên thì hãy lắp các loại đèn có cường độ sáng cao, chiếu rõ gian bếp để giúp không gian luôn ấm áp và minh bạch.
Kết luận
Phong thủy phòng bếp hiện được rất nhiều gia đình quan tâm khi xây dựng và thiết kế nội thất. Với những kiến thức trên đây, hi vọng các bạn đã có thể bố trí và sắp xếp được căn bếp của mình gọn gàng, tăng vượng khí. Nếu vẫn còn bất cứ băn khoăn nào, các bạn có thể liên hệ ngay đến Nội thất Lương Sơn để được các chuyên gia tư vấn. Lương Sơn là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối nội thất tại Việt Nam. Những chuyên gia hàng đầu của Lương Sơn cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng tận tình để có những gian bếp đẹp!
Nội thất Lương Sơn – nhà sản xuất và thi công nội thất chuyên nghiệp
Mua nội thất giá rẻ: noithatluongson.vn