Thiết kế nội thất là gì? Quy trình thiết kế nội thất chuyên nghiệp

Một không gian sống hoàn hảo không thể nào thiếu thiết kế nội thất. Nếu như xây dựng công trình là xương sống thì thiết kế nội thất chính là trang điểm cho công trình thêm đẹp và tiện nghi. Vậy thiết kế nội thất là gì? Quy trình thiết kế nội thất chuyên nghiệp như thế nào? Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng sau đây nhé!

Thiết kế nội thất là gì?

Thiết kế nội thất chính là công việc bố trí vật dụng, phân khu để các phòng hoạt động đúng chức năng, các phương tiện sinh hoạt phát huy được công năng sử dụng của mình. Bên cạnh đó, công việc thiết kế nội thất cũng nhằm mục đích phối hợp hài hòa giữa màu sắc, ánh sáng, âm thanh,… để không gian đạt được thẩm mỹ cao nhất, tính phong thủy tốt nhất. Từ đó, tạo ra một môi trường sống thoải mái, tiện nghi, giúp gia chủ tự hào.

Thiết kế nội thất là biến đổi một không gian trở nên thẩm mỹ và thiện nghi
Thiết kế nội thất là biến đổi một không gian trở nên thẩm mỹ và thiện nghi

Có thể nói, công việc thiết kế nội thất là tổ hợp những lĩnh vực như nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và mỹ thuật. Những kiến trúc sư thiết kế nội thất chính là những người sẽ thay đổi bộ mặt của căn nhà. Ngoài thẩm mỹ và kỹ năng cần thiết thì người ta cũng cần có một quy trình thiết kế nội thất thật sự chuyên nghiệp.

Vai trò của thiết kế nội thất

Từ khái niệm trên, có thể thấy thiết kế nội thất là một phần quan trọng của một căn nhà, một công trình. Bề ngoài công trình dù độc đáo, quy mô lớn, hoành tráng nhưng bên trong chưa được bố trí vật dụng, chưa hoàn thiện về màu sắc, không hài hòa giữa các phòng,… cũng không thể được coi là một công trình hoàn thiện.

Không chỉ dừng lại ở mặt thẩm mỹ, thiết kế nội thất còn đóng vai trò quan trọng ở công năng. Một căn nhà, một công trình cần phải tiện nghi, giúp người sống và làm việc trong đó cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Để làm được điều này, người ta ngày càng quan tâm và đầu tư vào thiết kế nội thất nhiều hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thiết kế nội thất

Các thành phần cố định

Thành phần cố định của một công trình là toàn bộ những bộ phận được xây dựng và thiết kế bởi kiến trúc sư xây dựng. Yếu tố cơ bản của thành phần cố định là tường, mái cửa chính, cửa sổ, sàn nhà,… Những yếu tố này được xây dựng cố định là quyết định đến cảnh quan chung của công trình, căn nhà, đồng thời cũng quyết định đến thẩm mỹ và phong cách chung của không gian nội thất. Phần lớn là tùy vào thiết kế xây dựng mà các nhà thiết kế nội thất sẽ đưa ra phương án thiết kế trang trí phù hợp.

Thiết kế nội thất sang trọng , thanh lịch
Thiết kế nội thất sang trọng , thanh lịch

Không chỉ dừng lại ở chỗ là “nền móng”, là kết cấu cơ bản của công trình, các phần cố định còn quyết định phong cách nội thất là hiện đại hay cổ điển, sang trọng hay mộc mạc, đơn giản hay cầu kỳ, nhẹ nhàng thanh lịch hay trẻ trung nhiều màu sắc. Ví dụ bạn đang có một công trình với tường cao, hiện đại, đơn giản thì chắc chắn phong cách trẻ trung hoặc thanh lịch sẽ phù hợp hơn là một phong cách cổ điển cầu kỳ với màu trầm.

Có thể nói, dựa vào thành phần cố định, nhà thiết kế nội thất sẽ có ý tưởng về phong cách chủ đạo của không gian, từ đó điều chỉnh các yếu tố khác sao cho thích hợp. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều phong cách nội thất được hình thành với các chuẩn mực riêng, đặc điểm đặc trưng để người dùng của thể lựa chọn. Bạn chỉ việc nói với nhà thiết kế về phong cách mà mình yêu thích ví dụ như phong cách hiện đại, cổ điển, Bắc Âu hay tân cổ điển,… Một không gian đẹp sẽ hài hòa giữa trang trí nội thất với phong cách xây dựng chủ đạo của công trình.

Những sản phẩm chức năng

Những trang thiết bị chức năng của một công trình nội thất chính là sản phẩm có công năng phục vụ cho cuộc sống tiện nghi của người dùng. Việc bố trí sản phẩm chức năng trong cùng một không gian nội thất giúp người dùng có thể hình dung về chức năng chung của căn phòng và sử dụng mọi thứ dễ dàng hơn.

Ví dụ như phòng khách là nơi thường có sofa, bàn trà,… Phòng ngủ là nơi đặt giường ngủ, tủ quần áo,… Ít thấy bàn trang điểm được đặt ở phòng khách nhưng tùy vào phong cách thiết kế mà có thể thay đổi sản phẩm chức năng cho linh hoạt. Hoặc những sản phẩm thông minh như sofa giường,… hoàn toàn có thể dùng như sản phẩm phòng khách và sản phẩm phòng ngủ.

Ngoài những nội thất chính của các phòng, những thiết bị khác cũng rất được chú trọng trong một quy trình thiết kế nội thất. Đèn, rèm cửa, thảm trải sàn, khăn trải bàn,… thường được sử dụng để tăng tính thẩm mỹ cho không gian cả ban ngày lẫn về đêm.

Trang thiết bị là sản phẩm không thể thiếu trong thiết kế nội thất
Trang thiết bị là sản phẩm không thể thiếu trong thiết kế nội thất

Số lượng của sản phẩm nội thất và thiết bị chức năng sẽ tùy thuộc vào diện tích của không gian trưng bày cũng như phong cách trang trí. Tương tự, kích thước của các sản phẩm cũng được lựa chọn dựa trên nhu cầu của người dùng và diện tích của từng căn phòng. Đối tượng sử dụng như người lớn, trẻ em, người già, bé trai, bé gái,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các sản phẩm nội thất cần dùng. Do đó, các kiến trúc sư sẽ phải nghiên cứu toàn diện trước khi đưa ra phong cách thiết kế phù hợp.

Đồ trang trí

Sản phẩm quan trọng không thua kém so với trang thiết bị chức năng, sản phẩm nội thất, chính là những vật phẩm trang trí. Những món đồ hoặc chi tiết dù lớn hay nhỏ cũng đóng vai trò tăng thêm sự sinh động cho không gian. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều đồ vật trang trí tùy thuộc vào từng phong cách nội thất. Ví dụ như:

Không gian phòng khách hiện đại có thể được thêm các loại cây xanh vừa để trang trí vừa tăng tính phong thủy cho ngôi nhà. Cây có thể là cây kim tiền, cây lưỡi hổ,… hợp mệnh với gia chủ. Ngược lại, không gian cổ điển diện tích rộng sẽ được đặt các bức tranh sơn thủy lớn để phù hợp với màu sắc và nội thất kích thước lớn.

Tương tự, một không gian phòng ngủ cũng có những đồ trang trí phù hợp như: Phỏng ngủ cho vợ chồng trẻ thường có hình em bé treo ở đầu giường, ngụ ý sớm sinh con và là điểm nhấn cho cả căn phòng. Hoặc các lọ hoa tươi, hoa giả để giúp không gian thêm phong phú.

Vật phẩm trang trí khiến không gian nội thất sinh động hơn
Vật phẩm trang trí khiến không gian nội thất sinh động hơn

Nhìn chung, đồ trang trí luôn được các kiến trúc sư nội thất ứng dụng để tăng thẩm mỹ cho không gian. Nếu không có đồ trang trí, không gian nội thất sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán. Tuy nhiên đồ trang trí cũng không thể chiếm quá nhiều vì sẽ khiến không gian thêm rườm rà, công năng sử dụng không đáp ứng được đầy đủ.

Ánh sáng và màu sắc

Ánh sáng cũng chính là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến một công trình thiết kế nội thất. Có hai loại ánh sáng chính được sử dụng là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Trong đó, ánh sáng tự nhiên chính là nắng, ánh sáng ban ngày được cung cấp cho công trình qua hệ thống cửa, giếng trời,… Còn ánh sáng nhân tạo là ánh sáng phát ra từ bóng đèn. Cả hai loại ánh sáng này đều góp phần làm cho không gian thêm sinh động và đầy sức sống.

Để có ánh sáng tốt nhất cho công trình, các kiến trúc sư xây dựng phải chọn hướng cửa, hướng gió sao cho ánh sáng tự nhiên có thể vào được phòng. Không chỉ thế, các kiến trúc sư sẽ phải có quy trình thiết kế nội thất sao cho ánh sáng tự nhiên không bị cản trở bởi các trang thiết bị chức năng cũng như đồ trang trí. Tương tự, ánh sáng nhân tạo cũng phải có màu sắc, bố trí hợp lý với từng không gian sao cho hài hòa với màu sắc của nội thất và đồng thời không có khu vực nào bị tối.

Ánh sáng vào màu sắc luôn đi liền và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Để bố trí ánh sáng linh hoạt nhất, trong quá trình thiết kế nội thất, các nhà thiết kế nội thất phải nghiên cứu không chỉ sở thích của người sử dụng mà còn phải điều chỉnh kích thước, lựa chọn màu sắc sản phẩm nội thất phù hợp.

Âm thanh

Âm thanh là một trong những yếu tố khó nắm bắt nhưng thực tế cũng ảnh hưởng đến một công trình nội thất. Âm thanh nhẹ nhàng, lãng mạn giúp cho không gian trở nên thanh thoát, dễ chịu. Ngược lại, âm thanh ồn ào, khó chịu sẽ khiến người dùng mệt mỏi. Vậy những âm thanh trong một không gian nội thất đến từ đâu? Đầu tiên, là từ những trang thiết bị chức năng như tivi, đĩa hát, radio,… âm lượng âm thanh và loại âm thanh sẽ được tùy chỉnh theo nhu cầu của người sử dụng.

Ngoài ra, đó còn là “tiếng vang” thường xuất hiện trong những không gian ít vật dụng. Ở không gian thường như phòng khách, phòng ngủ, do nhiều vật dụng làm từ gỗ như giường, tủ, bàn ghế nên ít có tiếng vang xuất hiện. Cuối cùng là âm thanh từ việc sử dụng sản phẩm nội thất, ví dụ như đóng mở cửa tủ. Ngày nay, để thuận tiện cho đời sống sinh hoạt, giảm khó chịu cho người dùng, các đơn vị sản xuất nội thất thường trau chuốt tỉ mỉ đến từng chi tiết như: Chân bàn ghế phải bằng nhau, dát giường phải cứng và chắc, cửa phải khớp,… để hạn chế âm thanh không cần thiết từ nội thất.

Nguyên vật liệu tương lai

Những vấn đề như môi trường, rác thải,… giúp cho các vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường ngày càng được quan tâm hơn. Nhờ có sự sáng tạo tuyệt vời từ các nhà thiết kế và sản xuất nội thất mà vật liệu thường được sử dụng cũng rất an toàn cho cả môi trường và con người. Ví dụ như nội thất được làm từ gỗ công nghiệp plywood, gỗ pallet, gỗ MDF, MFC và HDF,… Đồ trang trí được làm từ vỏ chai nhựa, lọ hoa bằng gốm sứ,…

Nguyên vật liệu thân thiện với môi trường được sử dụng ngày càng linh hoạt
Nguyên vật liệu thân thiện với môi trường được sử dụng ngày càng linh hoạt

Không chỉ đề cao tính thẩm mỹ, vật liệu được sử dụng cho sản phẩm nội thất cũng phải có tính bền bỉ, tuổi thọ cao để hạn chế rác thải ra môi trường. Các nhà sản xuất nội thất ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình để mang đến cho người dùng những thiết kế vừa đẹp, vừa bền và vừa tiện nghi.

Quy trình thiết kế nội thất chuyên nghiệp

Thiết kế nội thất là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, chuyên nghiệp đến từ kỹ sư và các thợ thi công. Đồng thời, nó cũng còn là sự hài hòa giữa ý tưởng của chủ nhà và kinh nghiệm, thẩm mỹ của người thiết kế. Để có một quy trình thực hiện thiết kế nội thất chuẩn xác nhất thì đơn vị thiết kế cần phải thực hiện 10 bước sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận, trao đổi và tư vấn ý tưởng cho khách hàng

Ngay khi khách hàng liên hệ đến đơn vị thiết kế trình bày nhu cầu muốn được cải tạo, thay đổi, thực hiện công trình nội thất thì bộ phận tiếp nhận sẽ chịu trách nhiệm ghi lại những thông tin sơ lược về công trình và cách thức liên hệ với khách hàng. Sau đó, các chuyên gia sẽ liên lạc hoặc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng để trao đổi về ý tưởng thiết kế ban đầu dựa trên sở thích và mong muốn của khách hàng.

Những nội dung chính  mà khách hàng cần được biết chính là bố trí không gian như thế nào để tối ưu hóa tính năng và thẩm mỹ của nội thất, chọn nguyên vật liệu và trang thiết bị, vật phẩm trang trí nào sẽ phù hợp, tình hình tài chính của gia chủ sẽ hợp với phong cách thiết kế như thế nào, quy trình thiết kế nội thất sẽ bao gồm bao nhiêu công đoạn và thời gian,… Các trao đổi này sẽ có hợp đồng cụ thể để khách hàng xem xét và quyết định.

Bước 2: Khảo sát hiện trạng công trình trước khi thiết kế nội thất

Kiến trúc sư thiết kế nội thất sẽ đến công trình cần thực hiện để khảo sát toàn bộ công trình bao gồm: Đo đạc và tính toán diện tích cần phải thiết kế nội thất, tìm hiểu mục đích cần phải thiết kế nội thất (để kinh doanh hay làm phòng ở, sinh hoạt,…), chọn phong cách chung cho toàn bộ không gian theo yêu cầu của gia chủ, chọn màu sắc chủ đạo, ngân sách của gia chủ phù hợp với những sản phẩm tầm trung, giá rẻ hay cao cấp,…

Khảo sát công trình - việc làm không thể thiếu khi thiết kế nội thất
Khảo sát công trình – việc làm không thể thiếu khi thiết kế nội thất

Ngoài ra, kiến trúc sư cũng cần phải chụp lại hình ảnh công trình và trao đổi tại chỗ với gia chủ về quy trình thiết kế nội thất, tiến độ thiết kế và thi công từng hạng mục để gia chủ dễ hình dung. Từ đó, cả chủ nhà và kiến trúc sư sẽ thống nhất với nhau về yêu cầu thiết kế, đặt cọc hợp đồng theo yêu cầu của đơn vị thiết kế.

Bước 3: Thiết kế mặt bằng 2D, chọn vật liệu, ký hợp đồng

Từ những vấn đề đã khảo sát được và thỏa thuận với chủ nhà, kiến trúc sư sẽ tiến hành nghiên cứu để có những phương án thiết kế và thi công nội thất tối ưu nhất cho công trình của khách hàng. Từ 2 đến 3 ngày, các nhân viên sẽ phải có vài phương án thiết kế trên bản vẽ 2D để khách hàng có thể lựa chọn. Đồng thời, dựa trên mỗi bản thiết kế này, sẽ có những nguyên vật liệu phù hợp được chọn ra kèm theo giá cả niêm yết để khách hàng tham khảo.

Công việc tiếp theo chính là tùy theo mặt bằng 2D mà khách hàng lựa chọn, đơn vị thiết kế sẽ ký hợp đồng chính thức và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền tạm ứng để tiến hành thi công. Đối với các loại nguyên vật liệu, báo giá trước đó sẽ tùy thuộc vào phong cách thiết kế và mục đích thiết kế (làm mới hay cải tạo công trình) mà số lượng và giá cả sẽ chênh lệch. Điều này cũng sẽ được thông báo cụ thể với khách hàng trong hợp đồng.

Bước 4: Thiết kế hình ảnh 3D minh họa công trình

Sau khi đạt được thống nhất của khách hàng trên nền bản vẽ 2D, đơn vị thiết kế sẽ tiếp tục quy trình thiết kế nội thất bằng các bản sẽ 3D chi tiết cho từng không gian. Ví dụ một căn hộ sẽ bao gồm hình ảnh các phòng khách, phòng ngủ, bếp và nhà vệ sinh,… khi hoàn thiện. Khách hàng có thể thấy rõ từ ánh sáng, đường nét, màu sắc trong từng phòng cho đến nội thất được bố trí với kích thước lớn nhỏ, số lượng và đường hét ra sao.

Một hình ảnh 3D công trình thiết kế nội thất
Một hình ảnh 3D công trình thiết kế nội thất

Bên cạnh đó, các sản phẩm và bố trí toàn bộ không gian cũng sẽ đồng đều, cùng một phong cách theo đúng ý tưởng trước đó đã thảo luận với khách hàng. Khách hàng cũng sẽ được tham khảo sự hài hòa của tường, sàn nhà, đồ trang trí với các sản phẩm nội thất chức năng một cách tỉ mỉ.

Bước 5: Duyệt và thẩm định thiết kế nội thất với khách hàng

Dựa trên bản vẽ 3D chi tiết, đơn vị thiết kế nội thất sẽ bàn bạc cụ thể với khách hàng để thẩm định lại toàn bộ thiết kế. Những chi tiết hay sản phẩm nào chưa phù hợp với nhu cầu và mục đích của khách hàng sẽ được loại bỏ, thay thế, sửa chữa lại. Sau khi hai bên thống nhất được phương án thiết kế nội thất trên nền 3D thì sẽ bắt đầu bước kế tiếp.

Bước 6: Bàn giao hồ sơ kỹ thuật và thanh quyết toán hợp đồng

Đơn vị thiết kế nội thất sẽ hoàn thiện một lần nữa các bản thiết kế và bàn giao toàn bộ hồ sơ kỹ thuật cho khách hàng. Bộ hồ sơ bao gồm: Bản vẽ chi tiết 2D gồm có thiết kế mặt bằng sàn, tường, trần,… Bản vẽ bố trí điện nước sử dụng, bản vẽ kỹ thuật bố trí sản phẩm nội thất trong từng không gian công trình. Bộ hồ sơ thiết kế sẽ bao gồm chữ ký, con dấu của các thành viên tham gia vào dự án.

Bên cạnh đó, sẽ có một hồ sơ thanh quyết toán được gửi đến khách hàng. Hồ sơ thanh quyết toán là quyết toán hợp đồng thiết kế được gửi đến để thanh toán giá trị hợp đồng còn lại sau những bước mà đơn vị thiết kế đã tạm ứng từ trước. Sở dĩ có hồ sơ này là vì gia chủ có thể chọn một đơn vị thi công khác, không nhất thiết là đơn vị đã thiết kế. Mặc dù, hầu như hiện nay các đơn vị thiết kế cũng đồng thời cung cấp dịch vụ thi công cho khách hàng. Việc thanh quyết toán hồ sơ kỹ thuật nhằm đảm bảo sự thoải mái cho cả hai bên.

Hồ sơ thanh quyết toán thường bao gồm biên bản nghiệm thu, bàn giao các bản vẽ 2D và 3D, hồ sơ kỹ thuật, đề nghị thanh toán hợp đồng và thanh lý hợp đồng. Bên cạnh đó, trong hồ sơ cũng sẽ có chi tiết nguyên vật liệu cần sử dụng; khối lượng, số lượng, thông tin về sản phẩm nội thất và đơn giá. Chủ nhà hoàn toàn có thể sử dụng hồ sơ này để tăng giảm hoặc lựa chọn thay đổi sản phẩm, nguyên vật liệu phù hợp.

Về việc thanh toán giá trị còn lại của hồ sơ kỹ thuật, hai bên sẽ thương lượng với nhau và quy định rõ trong hợp đồng.

Bước 7: Tư vấn, thương thảo về hợp đồng thi công

Để một quy trình thiết kế nội thất được tiếp tục thì không thể chỉ dừng lại ở bản vẽ kỹ thuật hay hình ảnh., công trình phải thực sự được thi công và hoàn thiện. Như đã nói ở trên, các đơn vị thiết kế thường sẽ đảm nhiệm luôn công tác lắp đặt và thi công công trình. Và thông thường, khách hàng tìm đến một đơn vị nào đó cũng sẽ sử dụng dịch vụ trọn gói để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bởi các kỹ sư hiểu rõ về kết cấu, phong cách và ý tưởng của khách hàng từ trước chắc chắn cũng sẽ hỗ trợ và đốc thúc thợ thi công làm việc nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nội thất cần thiết cũng sẽ được sản xuất hoặc được cung cấp bởi đối tác uy tín của đơn vị thi công. Từ đó, giá cả sẽ không bị chênh lệch quá nhiều so với dự toán kinh phí, Hơn nữa, việc thay đổi sản phẩm, thay đổi kích cỡ, số lượng sản phẩm nội thất cũng sẽ dễ dàng hơn nếu cần thiết. Sau khi thống nhất được toàn bộ việc thi công nội thất, khách hàng sẽ ký kết hợp đồng với xưởng để bắt đầu sản xuất các sản phẩm. Đồng thời, những công việc như sơn sửa bề mặt tường, thay đổi màu sắc tường, sàn,… cũng sẽ được thực hiện.

Bước 8: Sản xuất, gia công sản phẩm nội thất theo yêu cầu công trình

Trong quá trình nội thất được sản xuất, gia công,… khách hàng hoàn toàn có thể kiểm tra tiến độ, xem xét từng sản phẩm để biết được những thiết kế, mẫu mã làm ra có chất lượng hay không. Những đơn vị cung cấp nội thất uy tín sẽ luôn tôn trọng ý kiến khách hàng và giúp khách hàng yên tâm về sản phẩm mà mình tạo ra.

Bước 9: Thi công lắp đặt nội thất tại công trình

Tùy theo hạng mục cũng như khối lượng công việc, sản phẩm cần phải hoàn thành mà công trình sẽ được kéo dài thời gian thi công tương ứng. Sau khi các sản phẩm nội thất được thi công hoàn thiện toàn bộ hoặc từng phần, đơn vị thi công nội thất sẽ tiến hành lắp đặt và bố trí từng sản phẩm một cách tỉ mỉ, chi tiết để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình, vừa đảm bảo công năng sử dụng của sản phẩm.

Bước 10: Bàn giao công trình, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và bảo hành

Sau khi quy trình thiết kế nội thất được hoàn thành, kiến trúc sư sẽ cùng chủ nhà tiến hành nghiệm thu, xem xét tất cả những sản phẩm đã được lắp đặt chính xác hay chưa, công năng sử dụng của sản phẩm có đạt được hay không, màu sắc, thẩm mỹ của công trình cũng sẽ được kiểm tra đầy đủ nhằm đạt được sự hài lòng của khách hàng. Toàn bộ khối lượng công việc và chất lượng sản phẩm được bàn giao đầy đủ, khách hàng và chủ nhà sẽ đồng thời ký tên vào biên bản nghiệm thu và thanh ký hợp đồng.

Thi công và lắp đặt nội thất hoàn thiện cho công trình
Thi công và lắp đặt nội thất hoàn thiện cho công trình

Không dừng lại ở đó, các đơn vị thiết kế và thi công nội thất sẽ chịu trách nhiệm bảo hành đối với công trình mà mình thực hiện ít nhất từ 1 – 2 năm. Những công trình lớn có thể nhận được thời gian bảo hành lên đến 5 năm. Trong quá trình sử dụng, khách hàng có thể liên hệ với đơn vị thiết kế để được kiểm tra, bảo dưỡng sản phẩm định kỳ.

Kết luận

Như vậy là bạn cũng đã hiểu rõ về quy trình thiết kế nội thất chuyên nghiệp cũng như những yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến công trình nội thất. Để có những không gian sống và sinh hoạt vừa đẹp vừa tiện nghi phải bao gồm rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Các đơn vị thiết kế và thi công nội thất hiện nay phải nỗ lực hết mình để khách hàng có thể nhận được một công trình xứng đáng.

Để có một không gian đẹp, sản phẩm nội thất chất lượng, các bạn đừng quên tìm đến nội thất Lương Sơn – đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp cho bạn các sản phẩm nội thất đẹp đẽ,  sang trọng mà giá thành phù hợp với người tiêu dùng. Chúc các bạn có một thiết kế nội thất phù hợp với mình qua những gì mà Lương Sơn đã cung cấp ở trên.

Tổng kho nội thất văn phòng và gia đình #1 Hà Nội
Mua nội thất giá rẻ đến: noithatluongson.vn
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin Liên Quan