Máy chà nhám gỗ được xem là một công cụ không thiếu trong quy trình sản xuất nội thất. Đây là giai đoạn mất nhiều thời gian và công sức nhất nên sự hỗ trợ của chiếc máy chà nhám sẽ giúp cho việc chà nhám tiết kiệm công sức hơn. Vậy vì sao các xưởng nội thất phải chà nhám gỗ và quy trình hoạt động của chiếc máy này như thế nào?
Máy chà nhám công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành nội thất
Máy chà nhám bề mặt gỗ giúp cho bề mặt gỗ trơn láng hơn, các sản phẩm nội thất sẽ thẩm mỹ hơn khi các bề mặt trơn láng. Như vậy có thể khẳng định sự tham gia của máy chà nhám với các xưởng nội thất chính là góp phần làm sản phẩm đẹp hơn, chất lượng hơn làm bật lên không gian sử dụng.
Mục lục nội dung
Vì sao cần phải dùng máy chà nhám cho đồ dùng nội thất
Bề mặt gỗ đặc biệt là gỗ tự nhiên thường có bề mặt lồi lõm xù xì, không phẳng mịn nếu để tự nhiên sẽ không mang đến giá trị thẩm mỹ. Ngoài ra, bề mặt gỗ không phẳng mịn còn ảnh hưởng đến lớp sơn phủ bên ngoài, sơn không được bám chắc nên dễ bong tróc.
Chính những lý do đó, đủ để chứng minh tầm quan trọng của máy chà nhám gỗ đối với các xưởng sản xuất nội thất. Gỗ được chà nhám phẳng mịn sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ và đảm bảo chất lượng bề mặt không bị bong tróc sơn.
Quy trình chà nhám gỗ trong sản xuất nội thất
Việc chà nhám gỗ trong sản xuất đồ nội thất thường trải qua 3 giai đoạn: Chà nhám thùng, chà nhám tính, chà nhám sau sơn lót và mỗi quy trình sẽ có những tiêu chuẩn riêng.
Chà nhám thùng
Chà nhám thùng được thực hiện trong công đoạn ghép gỗ và chuẩn bị tiến hành cắt. Công đoạn này, đòi hỏi gỗ phải sạch keo và mặt gỗ bằng phẳng. Các bước thực hiện chà nhám thùng như sau:
- Bước 1: Nhận nguyên liệu và kiểm tra kích thước.
- Bước 2: Điều chỉnh máy nhám thùng và đưa nguyên liệu vào máy chà nhám.
- Bước 3: Kiểm tra lại bề mặt để đảm bảo bề mặt đã được làm sạch keo ghép gỗ.
Chà nhám tinh
Đây là công đoạn được thực hiện sau khi lắp ráp hoàn thiện bán sản phẩm và chuẩn bị vào công đoạn sơn lót.
Kết quả cần đạt với máy chà nhám tinh chính là các bề mặt và góc cạnh đều phải được chà nhám sạch sẽ. Khi đặt tay lên bề mặt gỗ sẽ cảm nhận được sự láng mịn, không cấn móp. Đặc biệt hơn hết là các góc cạnh phải được chà giảm bén để mang đến độ an toàn cao nhất cho người sử dụng.
Quy trình chà nhám tinh được thực hiện như sau:
- Bước 1: Nhận nguyên liệu và tiến hành đo đạc kiểm tra kích thước.
- Bước 2: Khởi động băng chuyền.
- Bước 3: Bước 3: Chuẩn bị máy chà nhám tinh.
- Bước 4: Tiến hành chà và kết hợp xử lý cho sản phẩm láng mịn.
- Bước 5: Tiến hành chà giảm bén các góc cạnh,
- Bước 6: Đưa sản phẩm xuống băng chuyền để qua giai đoạn tiếp theo.
Chà nhám sau sơn lót
Chà nhám sau sơn lót giúp cho mật độ sơn lót được đảm bảo đều, không lem màu và không phồng dộp hay chảy sơn. Công đoạn chà nhám sau sơn lót giúp cho bề mặt được láng mịn, các góc cạnh phải đảm bảo chà sạch lót độ nhám chuẩn là 240# – 400#.
Quy trình thực hiện chà nhám sau sơn lót như sau:
- Bước 1: Nhận và kiểm tra nguyên liệu.
- Bước 2: Khởi động băng chuyền.
- Bước 3: Chuẩn bị máy chà nhám.
- Bước 4: Chà sạch tất cả các góc cạnh của sản phẩm nội thất.
- Bước 5: Đưa sản phẩm xuống băng chuyền.
- Bước 6: Kiểm tra chất lượng chà nhám trước khi thực hiện sơn bóng.
Máy chà nhám tham gia nhiều giai đoạn trong quá trình sản xuất nội thất
Ưu điểm nổi bật khi sử dụng máy chà nhám trong sản xuất nội thất
Ứng dụng các máy móc kỹ thuật hiện đại thay thế cho quy trình thực hiện thủ công bao giờ cũng mang đến hiệu quả cao hơn. Và với máy chà nhám dùng trong nội thất là một ví dụ điển hình. Ở các xưởng nội thất lớn ngày nay đều sử dụng chiếc máy này, bởi chúng mang đến nhiều ưu điểm nổi bật.
Tiết kiệm thời gian và nhân lực
Nếu sử dụng phương pháp chà nhám thủ công (dùng giấy nhám chà bằng tay) thì công đoạn chà nhám quả thật vất vả, mất nhiều thời gian và nhân lực. Nếu sử dụng máy chà nhám vào việc sản xuất nội thất sẽ giúp các xưởng rút ngắn thời gian gia công, và đặc biệt hơn là không sử dụng quá nhiều nhân công cho công đoạn này.
Quy trình chà nhám phải đến 3 giai đoạn, nếu sử dụng chiếc máy này có thể giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm. Đây cũng là cách giúp các xưởng nội thất gia tăng năng suất tốt hơn.
Đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng bề mặt gỗ
Sử dụng máy chà nhám trong sản xuất nội thất sẽ giúp việc chà nhám tác dụng lực đều hơn so với việc chà thủ công. Nhờ đó, chất lượng gỗ cũng như đồ dùng nội thất trở nên đẹp hơn, chất lượng hơn.
Bề mặt gỗ láng mịn cũng giúp cho lớp sơn phủ bên ngoài bám chặt hơn, ít bong tróc tăng độ bền cho sản phẩm.
Ở các xưởng nội thất hiện đại điển hình như nội thất Lương Sơn, chắc chắn không thể nào thiếu sự hỗ trợ đắc lực từ máy chà nhám. Chiếc máy này đã giúp Lương Sơn đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng đúng thời gian cam kết bàn giao cho khách hàng. Có nhu cầu mua nội thất đẹp, chất lượng giá rẻ tại Hà Nội, hãy liên hệ với nội thất Lương Sơn để được hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia nhé.
>> Xem thêm: Máy ép gỗ – Thiết bị không thể thiếu trong xưởng nội thất hiện đại
NỘI THẤT LƯƠNG SƠN – NHÀ SẢN XUẤT VÀ THI CÔNG NỘI THẤT CHUYÊN NGHIỆP
Showroom: 58C – Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội (Đối diện 119 Trung Kính Nhỏ)
Xưởng sản xuất: Ngõ 1, Phạm Văn Bạch – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội (Đối diện Cổng Thanh Tra Chính Phủ)
Kinh doanh & Bán hàng: 0968.58.58.12 (Phím 1)
Hotline sau 18h30: 0976.19.59.22